Cô vợ trẻ than vãn vì chồng làm 10 triệu chỉ đưa vợ 3 triệu nhưng đòi ăn toàn đồ ngon
Không chỉ đòi ăn toàn đồ ngon khi đưa vợ 3 triệu/tháng, người chồng còn hỏi tới hỏi lui tiền tiêu xài gì mà hết khiến cô vợ trẻ vô cùng bức xúc.
Mỗi gia đình có một kiểu chi tiêu khác nhau, có những gia đình, chồng tiêu tiền của chồng, vợ tiêu tiền của vợ, khi nào một trong hai bí bách thì mới cần sự giúp đỡ tài chính của người còn lại; cũng có gia đình chồng làm được bao nhiêu đều đưa vợ hết từng ấy, tiêu gì lại xin tiền vợ. Còn có cả những ông chồng chỉ đưa cho vợ một ít, còn giữ lại làm của riêng, tiêu xài…
Khi 2 vợ chồng thống nhất và ưng thuận chuyện chi
tiêu trong thì gia đình êm ấm, còn khi mỗi người mỗi hướng, vợ thích kiểu này,
chồng muốn kiểu kia thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, rồi vợ chồng hằn học với
nhau.
Mới đây, cô nàng có facebook Thi Thanh Thủy đã lên mạng
chia sẻ với “hội 500 chị em” về chuyện chi tiêu của hai vợ chồng đang khiến cô
chán nản và mệt mỏi.
Thanh Thủy tâm sự, cô và chồng vừa cãi nhau một trận
“tung tóe” chỉ vì tiền. Lý do là chồng cô làm 10 triệu/tháng nhưng chỉ đưa cho
cô 3 triệu để lo toan mọi việc trong nhà, lại còn toàn đòi ăn đồ ngon: Bò, tôm,
cua, mực…
Cô vợ trẻ càng bức xúc hơn khi chồng mình đã đưa vợ
ít tiền chi tiêu lại còn hỏi tới hỏi lui “tiêu xài gì mà hết”.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Thi Thanh Thủy cho hay, lúc mới lấy nhau, chồng cô không có gì ngoài 2 bàn tay trắng, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều một tay cô lo, nhưng đến khi cô nghỉ ở nhà thì chồng chi li, bủn xỉn.“Trước mình bán cà phê, mỗi tháng thu nhập 10 triệu, ngoài chi tiêu ăn uống gia đình, mình còn cho mẹ chồng mỗi tháng 1 triệu. Trong 1 năm mình tích cóp được 100 triệu và mượn 3 em hơn 100 triệu mua xe tải cho chồng đi chở hàng. Bây giờ người ta lấy lại mặt bằng nên chưa bán cà phê lại được, mình tạm thời ở nhà 1 tháng, chồng đưa mình 3 triệu, bấy nhiêu đó xài trong 1 tháng cho 2 vợ chồng (không tính tiền ăn sáng) có đủ không? Trong khi đó, mình phải đi chợ nấu ăn, chi phí điện nước…”, Thanh Thủy thở dài.
3 triệu chồng đưa Tiền ăn 2 vợ chồng: 2 triệu/tháng Tiền điện nước: 500k Tiền xăng xe đi lại: 250k Tiền điện thoại: 250k Tổng 3 triệu: Chưa kể tiền ăn của con, tiền ma chay hiếu hỉ, quần áo, thuốc men… |
Cô nàng nói, nếu chồng không lo được thì cô vẫn tự
lo được, tuy nhiên, cách cư xử của chồng khiến cô không hài lòng vì vợ chồng có
lúc này lúc kia, khi chồng khó khăn chính Thanh Thủy là người đứng ra trang trải
mọi chi phí không mảy may tính toán hay kêu ca, nhưng khi cô mất đi khoản
thu nhập chính hàng tháng thì chồng lại keo kiệt khiến cô đâm ra buồn chán: “Vì
chồng mà mình không còn vốn nữa, nên đáng lẽ chồng phải đưa tiền cho mình chứ?”,
Thanh Thủy trải lòng với hội chị em.
Làm sao để ăn toàn đồ ngon với 3 triệu/tháng cho 2 người? (Ảnh minh họa).
Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, trong khi
Thi Thanh Thủy than vãn về chuyện chồng đưa ít tiền thì nhiều chị em khác vào
cho hay, như vậy vẫn hạnh phúc chán, chồng mình còn chẳng đưa cho bất cứ đồng
tiền nào; có những cô nàng còn được chồng đưa với số tiền ít hơn thế: “Không đồng
nào cả”, “2 triệu tự nuôi con”, “mình tự kiếm tiền tự nuôi con, không được một
xu”, “chồng mình không đưa còn xin thêm tiền vợ”,...
Có chị em lấy được chồng ga lăng, phóng khoáng trong
chi tiêu, làm được bao nhiêu đưa vợ hết, được chồng lo cho từ cái ăn, giấc ngủ
thì lại tỏ ý chê bai chồng của cô nàng Thanh Thủy “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa
hành”.
Thùy Dung Phạm khoe: “Chồng mình lo hết mọi chi phí.
Chơi họ 100k/1 ngày (3 triệu/tháng) chồng cũng lo. Tiền nhà, tiền điện nước, hiếu
hỉ, sinh nhật các khoản chồng mình đều chi hết. Mình chỉ việc lo mỗi đi chợ hằng
ngày. Đám cưới bạn mình, mình thích thì mình lo, còn không thì chồng cũng đi
cho luôn”.
Theo Dung Phạm, trong trường hợp bị chồng hỏi tới hỏi
lui chuyện tiêu xài nhanh hết tiền của cô vợ trẻ Thi Thanh Thủy thì nên để cho
chồng lo chuyện chi tiêu để chồng thấu hiểu cảm giác hàng tháng đau đầu vì tiền
là như thế nào.
Cùng quan điểm, Phương Trang góp ý: “Đưa chồng 3 triệu
rồi bảo ở nhà lo mọi việc trong nhà đi để em đi làm, có mà sợ tái mặt”.
Vân Anh thì đưa ra lời khuyên cho Thi Thanh Thủy
cũng như các cô vợ khác cũng ở trong trường hợp này rằng, nếu chồng có tính cân
đo đong đếm như vậy thì khi chi tiêu những thứ gì trong ngày phải ghi chi tiết
hết ra một quyển sổ, cuối tháng tổng hợp lại cho chồng xem.
Không phải khi về chung sống với nhau, vợ chồng nào
cũng tâm đầu ý hợp trong mọi chuyện. Vì vậy, trong chuyện chi tiêu hay bất cứ
chuyện gì khác, nếu chưa thấy hài lòng về vợ/chồng thì có lẽ cả hai đều nên ngồi
lại bàn bạc với nhau. Của chồng nhưng công của vợ, khi cả hai đã là một gia
đình thì không nên cân đo đong đếm.