Chuyện tình ngang trái chị dâu - em chồng
Hai nhân vật chính trong câu chuyện tình ngang trái này là hai con người rất nổi tiếng: cựu đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ Jackie Kennedy và người em chồng Robert F. Kennedy.
Thông tin về mối quan hệ lằng nhằng này đã được tiết lộ trong cuốn sách có tựa đề: "Bobby và Jackie: Một câu chuyện tình yêu" (Bobby là tên gọi thân mật của Robert) của tác giả C. David Heymann.
Từ người em chồng thân thiết
Ngay từ khi đặt chân lên cương vị bà chủ Nhà Trắng, Jackie đã thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp với cả gia đình danh giá và quyền thế Kennedy. Đặc biệt, trong số 9 người anh chị em của cố Tổng thống John F.Kennedy - vị Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, bà đặc biệt thân thiết với người em trai thứ hai - Robert F. Kennedy.
Hai người vô cùng tin tưởng nhau, Robert hay đưa ra những lời khuyên cho người chị dâu đang nắm giữ cương vị quan trọng: đệ nhất phu nhân. Nhưng một lí do khác khiến cho họ gần gũi nhau hơn có lẽ một phần cũng xuất phát từ sự lạnh nhạt, thờ ơ của John F. Kennedy đối với vợ.
Vẻ xinh đẹp, quyến rũ của Jackie Kennedy (Ảnh: Internet).
Jackie từng tiết lộ, ngay những năm tháng đầu, cuộc hôn nhân của họ đã có dấu hiệu gặp phải sóng gió. Những hoạt động chính trị của chồng đã chia cắt hai người và đẩy bà rơi vào cảnh cô đơn, chán nản thường xuyên.
Ngoài ra, việc John F. Kennedy - người đàn ông trăng hoa bậc nhất Nhà Trắng, luôn sẵn sàng chạy theo bóng hình những cô nàng trẻ đẹp khác cũng khiến nỗi cô đơn của Jackie nhân lên gấp bội.
Và trong hoàn cảnh ấy, không ai khác chính người em chồng Robert đã luôn gần gũi bên cạnh, trở thành nguồn động viên lớn đối với Jackie.
Đến người tình bí mật
Theo thông tin trong cuốn sách “Bobby và Jackie: Một câu chuyện tình yêu”, chuyện tình ngang trái của quả phụ Jackie và người em chồng Robert bắt đầu ngay sau cái chết của Tổng thống John F. Kennedy và kéo dài tới 4 năm (1964 - 1968).
Có lẽ câu chuyện tình này sẽ chẳng xảy ra nếu cả nước Mỹ không phải đối mặt với sự kiện chấn động ngày 22.11.1963 khi Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát và qua đời ở Dallas.
Ngay tối ngày 25.11.1963, người ta đã nhìn thấy góa phụ Jackie xuất hiện tại nghĩa trang quốc gia Arlington trong bộ váy đen cùng với một người đàn ông. Họ cùng nhau quỳ xuống cầu nguyện, đặt lên mộ nguười quá cố những bông hoa huệ được hái từ thung lũng. Sau đó, góa phụ và người đàn ông nắm chặt tay nhau cùng quay trở lại chiếc xe đang chờ sẵn. Người đàn ông ấy không ai khác chính là Robert F. Kennedy.
Kể từ sau sự kiện chấn động nước Mỹ trên, nhiều người chứng kiến Jackie và Rober gần gũi nhau ở khắp mọi nơi từ các bữa tiệc, dạ hội từ thiện cho đến ngay trong nhà Jackie ở New York. Có người còn kể rằng sáng sớm đã thấy Robert đi ra từ nhà chị dâu.
Franklin Roosevelt Jr - người từng phục vụ trong Nhà Trắng dưới thời tổng thống John F.Kennedy cho biết: Tất cả mọi người đều biết tới mối quan hệ bí mật này. Hai người giống như một cặp thanh thiếu niên đang tương tư nhau vậy.
Phải chăng tấn thảm kịch ở Dallas đã tạo nên cú sốc mất mát lớn lao của người em trai và nỗi đau đớn không gì khỏa lấp được của người vợ trẻ. Chính trong những giây phút đó, mối quan hệ của họ đã vượt qua khỏi tình thân họ hàng để trở thành một câu chuyện tình ngang trái.
Trong khi Robert rơi vào trầm cảm, thậm chí đã nghĩ tới việc rời bỏ vũ đài chính trị thì người chị dâu Jackie đã tìm mọi lời lẽ để động viên em chồng. Đổi lại, Robert thường xuyên qua nhà Jackie để chơi với các cháu những mong bù đắp được phần nào nỗi đau mất cha cho chúng. Thời điểm đó, Jackie 34 tuổi, Robert đã ở tuổi 38 .
Vào dịp lễ phục sinh năm 1964, trong khi Ethel - vợ của Robert đưa những đứa trẻ của họ và nhà Jackie đi trượt tuyết thì Robert cùng với Jackie , em gái Jackie và một người bạn của John F.Kennedy đến Antigua.
Tháng 8 năm 1964, Robert tuyên bố chuyển đến New York để chạy đua vào Thượng viện, trong khi vợ và con ông vẫn sống tại nhà Kennedy ở Hickory Hill, Virginia. Jackie cũng lên kế hoạch để di dời đến Manhattan, một quận của New York.
Sự gần gũi về khoảng cách đã tạo cơ hội cho mối quan hệ giữa Robert và Jackie ngày càng tiến triển. Chính Jackie đã trở thành người hỗ trợ đặc lực cho Robert trong chiến dịch chạy đua vào ghế Thượng nghị sĩ của ông.
Những cuộc đến thăm thường xuyên và bí mật của Robert ở nhà Jackie không tránh được sự chú ý của cả thành phố New York cũng như cơ quan mật vụ. Đến khi Jackie nói với các quan chức rằng bà và các con không cần đội bảo vệ trước cửa nhà mình từ 23 giờ đêm đến 7 giờ sáng thì ai cũng hiểu rằng, bà không muốn mọi người nhìn thấy những cuộc viếng thăm của em chồng – người tình.
Tháng 12.1964, một người hàng xóm của nhà Kennedy còn sững sờ bắt gặp Jackie trong bộ áo ngủ ôm riết em chồng ngay tại khuôn viên điền trang, trước khi họ đi vào nhà.
Vài tuần sau đó, trong một lần được người bạn ở Jamaica mời đến chơi, hai người không ngần ngại trao cho nhau những cử chỉ âu yếm và nụ hôn trên bãi biển.
Bằng chứng rõ ràng nhất tình yêu giữa Jackie và Robert đó là là cựu đệ nhất phu nhân đã bày ở phòng khách căn hộ ở New York một ảnh chân dung người em chồng trên cây đàn piano thay vì treo ảnh chồng trên tường.
Cũng giống như bao cặp đôi khác, chuyện tình ngang trái của Jackie và Robert không tránh khỏi sự ghen tuông.
Dù vô cùng tức giận nhưng Ethel Skakel - vợ của Bobby khi nghe phong thanh về mối quan hệ của chồng với chị dâu, bà đã không làm ầm ĩ mọi chuyện nhằm giữ lý lịch chính trị trong sáng cho chồng.
Về phần Jackie, vẻ quyến rũ, thời trang của bà đã khiến Robert lo ngại. Và một trong những người khiến Robert phải nảy sinh lòng ghen tuông đó là nhà tài phiệt tàu thuyền người Hy Lạp Aristotle Onassis. Từ sau khi chồng qua đời, Aristotle thường xuyên đến nhà Jackie.
Robert coi Aristotle như một kẻ thù và không ít lần đã đã buông ra những lời lẽ không mấy tốt đẹp, tỏ rõ thái độ hậm hực trước sự táo bạo, kiên trì và giàu có của vị tỉ phú.
Jackie cũng không chịu "kém cạnh". Chỉ cần nghe đánh tiếng có nhân viên văn phòng nào đó "rơi vào tình yêu" với Robert, ngay lập tức bà trả đũa bằng cách đến thăm Aristotle.
Nhưng rồi cuộc đời Jackie lại rơi vào một tấn thảm kịch khác. Ngày 5.6.1968, Robert F.Kennedy đã bị một thanh niên người Palestine bắn trọng thương vào đầu. Nhận được hung tin, Jackie đã tới bên giường bệnh của người tình đang hấp hối ngồi chết lặng hàng giờ đồng hồ.
Mặc dù Robert đã bị chết não nhưng vợ ông không muốn các bác sĩ tắt máy trợ sinh. Cuối cùng, chính Jackie đã quyết định việc này và ký vào bản cam kết để giúp Robert nhanh chóng thoát khỏi sự đau đớn. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ đặc biệt giữa Jackie với Robert.
Người ta cho rằng nếu Robert không bị ám sát, chuyện tình ngang trái giữa chị dâu - em chồng trong dòng họ Kennedy vẫn còn tiếp diễn.
4 tháng sau khi người tình mất, Jackie kết hôn với Aristotle. Bà cho rằng đó là lối thoát tốt nhất cho gia đình mình để tránh khỏi việc rơi vào tầm ngắm của các thế lực thù địch.
Từ người em chồng thân thiết
Ngay từ khi đặt chân lên cương vị bà chủ Nhà Trắng, Jackie đã thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp với cả gia đình danh giá và quyền thế Kennedy. Đặc biệt, trong số 9 người anh chị em của cố Tổng thống John F.Kennedy - vị Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, bà đặc biệt thân thiết với người em trai thứ hai - Robert F. Kennedy.
Hai người vô cùng tin tưởng nhau, Robert hay đưa ra những lời khuyên cho người chị dâu đang nắm giữ cương vị quan trọng: đệ nhất phu nhân. Nhưng một lí do khác khiến cho họ gần gũi nhau hơn có lẽ một phần cũng xuất phát từ sự lạnh nhạt, thờ ơ của John F. Kennedy đối với vợ.
Vẻ xinh đẹp, quyến rũ của Jackie Kennedy (Ảnh: Internet).
Jackie từng tiết lộ, ngay những năm tháng đầu, cuộc hôn nhân của họ đã có dấu hiệu gặp phải sóng gió. Những hoạt động chính trị của chồng đã chia cắt hai người và đẩy bà rơi vào cảnh cô đơn, chán nản thường xuyên.
Ngoài ra, việc John F. Kennedy - người đàn ông trăng hoa bậc nhất Nhà Trắng, luôn sẵn sàng chạy theo bóng hình những cô nàng trẻ đẹp khác cũng khiến nỗi cô đơn của Jackie nhân lên gấp bội.
Và trong hoàn cảnh ấy, không ai khác chính người em chồng Robert đã luôn gần gũi bên cạnh, trở thành nguồn động viên lớn đối với Jackie.
Đến người tình bí mật
Theo thông tin trong cuốn sách “Bobby và Jackie: Một câu chuyện tình yêu”, chuyện tình ngang trái của quả phụ Jackie và người em chồng Robert bắt đầu ngay sau cái chết của Tổng thống John F. Kennedy và kéo dài tới 4 năm (1964 - 1968).
Có lẽ câu chuyện tình này sẽ chẳng xảy ra nếu cả nước Mỹ không phải đối mặt với sự kiện chấn động ngày 22.11.1963 khi Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát và qua đời ở Dallas.
Ngay tối ngày 25.11.1963, người ta đã nhìn thấy góa phụ Jackie xuất hiện tại nghĩa trang quốc gia Arlington trong bộ váy đen cùng với một người đàn ông. Họ cùng nhau quỳ xuống cầu nguyện, đặt lên mộ nguười quá cố những bông hoa huệ được hái từ thung lũng. Sau đó, góa phụ và người đàn ông nắm chặt tay nhau cùng quay trở lại chiếc xe đang chờ sẵn. Người đàn ông ấy không ai khác chính là Robert F. Kennedy.
Kể từ sau sự kiện chấn động nước Mỹ trên, nhiều người chứng kiến Jackie và Rober gần gũi nhau ở khắp mọi nơi từ các bữa tiệc, dạ hội từ thiện cho đến ngay trong nhà Jackie ở New York. Có người còn kể rằng sáng sớm đã thấy Robert đi ra từ nhà chị dâu.
Franklin Roosevelt Jr - người từng phục vụ trong Nhà Trắng dưới thời tổng thống John F.Kennedy cho biết: Tất cả mọi người đều biết tới mối quan hệ bí mật này. Hai người giống như một cặp thanh thiếu niên đang tương tư nhau vậy.
Phải chăng tấn thảm kịch ở Dallas đã tạo nên cú sốc mất mát lớn lao của người em trai và nỗi đau đớn không gì khỏa lấp được của người vợ trẻ. Chính trong những giây phút đó, mối quan hệ của họ đã vượt qua khỏi tình thân họ hàng để trở thành một câu chuyện tình ngang trái.
Trong khi Robert rơi vào trầm cảm, thậm chí đã nghĩ tới việc rời bỏ vũ đài chính trị thì người chị dâu Jackie đã tìm mọi lời lẽ để động viên em chồng. Đổi lại, Robert thường xuyên qua nhà Jackie để chơi với các cháu những mong bù đắp được phần nào nỗi đau mất cha cho chúng. Thời điểm đó, Jackie 34 tuổi, Robert đã ở tuổi 38 .
Vào dịp lễ phục sinh năm 1964, trong khi Ethel - vợ của Robert đưa những đứa trẻ của họ và nhà Jackie đi trượt tuyết thì Robert cùng với Jackie , em gái Jackie và một người bạn của John F.Kennedy đến Antigua.
Tháng 8 năm 1964, Robert tuyên bố chuyển đến New York để chạy đua vào Thượng viện, trong khi vợ và con ông vẫn sống tại nhà Kennedy ở Hickory Hill, Virginia. Jackie cũng lên kế hoạch để di dời đến Manhattan, một quận của New York.
Sự gần gũi về khoảng cách đã tạo cơ hội cho mối quan hệ giữa Robert và Jackie ngày càng tiến triển. Chính Jackie đã trở thành người hỗ trợ đặc lực cho Robert trong chiến dịch chạy đua vào ghế Thượng nghị sĩ của ông.
Hai người giống như một cặp thanh thiếu niên đang tương tư nhau vậy (Ảnh: Internet).
Những cuộc đến thăm thường xuyên và bí mật của Robert ở nhà Jackie không tránh được sự chú ý của cả thành phố New York cũng như cơ quan mật vụ. Đến khi Jackie nói với các quan chức rằng bà và các con không cần đội bảo vệ trước cửa nhà mình từ 23 giờ đêm đến 7 giờ sáng thì ai cũng hiểu rằng, bà không muốn mọi người nhìn thấy những cuộc viếng thăm của em chồng – người tình.
Tháng 12.1964, một người hàng xóm của nhà Kennedy còn sững sờ bắt gặp Jackie trong bộ áo ngủ ôm riết em chồng ngay tại khuôn viên điền trang, trước khi họ đi vào nhà.
Vài tuần sau đó, trong một lần được người bạn ở Jamaica mời đến chơi, hai người không ngần ngại trao cho nhau những cử chỉ âu yếm và nụ hôn trên bãi biển.
Bằng chứng rõ ràng nhất tình yêu giữa Jackie và Robert đó là là cựu đệ nhất phu nhân đã bày ở phòng khách căn hộ ở New York một ảnh chân dung người em chồng trên cây đàn piano thay vì treo ảnh chồng trên tường.
Cũng giống như bao cặp đôi khác, chuyện tình ngang trái của Jackie và Robert không tránh khỏi sự ghen tuông.
Dù vô cùng tức giận nhưng Ethel Skakel - vợ của Bobby khi nghe phong thanh về mối quan hệ của chồng với chị dâu, bà đã không làm ầm ĩ mọi chuyện nhằm giữ lý lịch chính trị trong sáng cho chồng.
Về phần Jackie, vẻ quyến rũ, thời trang của bà đã khiến Robert lo ngại. Và một trong những người khiến Robert phải nảy sinh lòng ghen tuông đó là nhà tài phiệt tàu thuyền người Hy Lạp Aristotle Onassis. Từ sau khi chồng qua đời, Aristotle thường xuyên đến nhà Jackie.
Robert coi Aristotle như một kẻ thù và không ít lần đã đã buông ra những lời lẽ không mấy tốt đẹp, tỏ rõ thái độ hậm hực trước sự táo bạo, kiên trì và giàu có của vị tỉ phú.
Jackie cũng không chịu "kém cạnh". Chỉ cần nghe đánh tiếng có nhân viên văn phòng nào đó "rơi vào tình yêu" với Robert, ngay lập tức bà trả đũa bằng cách đến thăm Aristotle.
Nhưng rồi cuộc đời Jackie lại rơi vào một tấn thảm kịch khác. Ngày 5.6.1968, Robert F.Kennedy đã bị một thanh niên người Palestine bắn trọng thương vào đầu. Nhận được hung tin, Jackie đã tới bên giường bệnh của người tình đang hấp hối ngồi chết lặng hàng giờ đồng hồ.
Mặc dù Robert đã bị chết não nhưng vợ ông không muốn các bác sĩ tắt máy trợ sinh. Cuối cùng, chính Jackie đã quyết định việc này và ký vào bản cam kết để giúp Robert nhanh chóng thoát khỏi sự đau đớn. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ đặc biệt giữa Jackie với Robert.
Người ta cho rằng nếu Robert không bị ám sát, chuyện tình ngang trái giữa chị dâu - em chồng trong dòng họ Kennedy vẫn còn tiếp diễn.
4 tháng sau khi người tình mất, Jackie kết hôn với Aristotle. Bà cho rằng đó là lối thoát tốt nhất cho gia đình mình để tránh khỏi việc rơi vào tầm ngắm của các thế lực thù địch.