Chiếc tai thứ 3 được gắn dưới cánh tay và có thể kết nối với Wifi
Chiếc tai thứ 3 này có thể kết nối wiffi và cho phép tất cả mọi người nghe được những âm thanh mà nó thu được.
Một nghệ sỹ Úc đã chia sẻ kế hoạch cấy tai vào cánh tay và có dự định kết nối cái tai này với wifi để tất cả mọi người xung quanh đều có thể nghe thấy những tín hiệu phát ra ở bất cứ nơi đâu mà nghệ sỹ này đi tới.
Ông Stelios Arcadiou đồng thời là người đứng đầu phòng giải phẫu thay thế của Đại học Curtin đã đã bắt đầu nghĩ ra ý tưởng chiếc tai này từ năm 1996 và đã cố gắng thuyết phục đội nghiên cứu sử dụng chính mẫu mô của mình.
Ca phẫu thuật cấy ghép tai dưới cánh tay của ông Stelios Arcadiou.
Đầu tiên, các bác sỹ sẽ lấy mô tai và cấp ghép vào phần dưới cánh tay của ông Stelios Arcadiou. Trong thời hạn 6 tháng, các mô và máu sẽ phát triển thành cấu trúc. Quy trình này sẽ mất hơn một thập kỷ và thêm một năm nữa để các tế bào phát triển đầy đủ trong cấu trúc của tai.
Vì muốn cánh tay trở thành một thiết bị thính giác nên ông đã gắn một chiếc microphone không dây vào trong chiếc tai cấy. Khi hoàn thành, chiếc tai sẽ được kết nối không dây với Internet và cho phép Stelarc chia sẻ những gì chiếc tai thứ 3 của anh nghe thấy với bất kỳ người nào quan tâm.
Cái tai này có thể cho tất cả mọi người nghe được những âm thanh xung quang cuộc sống của ông, bất kể ông đang ở đâu hoặc mọi người đang ở đâu.
Chiếc tai có thể kết nối với wifi.
Chia sẻ với tờ Tin tức ABC, ông cho biết: "Đây không phải là chiếc tai dành cho tôi. Tôi đã có đến 2 cái tai để nghe rồi. Cái tai này giống như một thiết bị nghe từ xa dành cho nhiều người ở những nơi khác nhau”.
"Dù tôi có ở đâu và mọi người đang ở bất cứ chỗ nào cũng có thể nghe được cuộc nói chuyện hoặc âm thanh từ một buổi hòa nhạc chẳng hạn".
Liên quan đến sự riêng tư và khả năng bật - tắt của "thiết bị" kì lạ này, ông cho biết: "Tôi có thể tắt mo-đem và tôi sẽ offline, và chiếc tai cũng sẽ dừng thu phát âm thanh".
"Thử tưởng tưởng mà xem khi bạn có thể nghe được bằng một đôi tai của người khác đang ở New York, hoặc nhìn bằng đôi mắt của một người khác đang ở London. Thật tuyệt vời".
Hiện thiết bị kì lạ này vẫn chưa được đưa vào sử dụng vì còn tính đến các khả năng nhiễm trùng. Nhưng nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người dùng nếu được đưa vào chính thức sử dụng.
(Tổng hợp từ: abcnews/slate/mirror)