Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi

PYL,
Chia sẻ

Cấy ghép gương mặt, đưa hộp sọ vào trong bụng, thay thế 6 cơ quan nội tạng... là những ca phẫu thuật khó tin nhất.

1. Người được cấy ghép mặt phức tạp nhất

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  1
  

Trên đây là những hình ảnh khó tin về anh Richard Lee Norris, 37 tuổi, trước và sau khi trải qua ca phẫu thuật cấy ghép mặt quy mô nhất từ trước tới nay trên thế giới. Anh Norris bị thương trong một tai nạn súng vào năm 1997. Bức ảnh bên trái được chụp sau 7 tháng tai nạn xảy ra. Giờ đây, anh đã có khuôn mặt với hàm răng, lưỡi và quai hàm mới. Ca phẫu thuật kéo dài 36 giờ đồng hồ tại Bệnh viện Đại học Maryland.

Trong suốt 15 năm, anh Norris đã sống như một người không danh tính tại Hillsville, Virginia nước Mỹ với chiếc mặt nạ che hầu hết khuôn mặt và chỉ dám ra khỏi nhà vào buổi tối. Cho đến hiện tại, Norris đã tự tin hơn, có thể cảm nhận được sự hiện diện khuôn mặt mới, đánh răng và cạo râu như những người đàn ông bình thường khác.

Ngoài ra, anh Norris cũng đã hồi phục được khứu giác từng bị mất sau tai nạn kinh hoàng. Khi tự bắn vào mặt mình năm 1997, anh Norris thậm chí đã mất đi phần mũi, môi và hầu như không thể cử động miệng. Anh đã phải trải qua rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp nhằm tái tạo lại khuôn mặt, trong đó bao gồm cả việc thay thế dây thần kinh và các cơ từ da đầu tới cổ. Kết quả là anh Norris đã phục hồi 80% nửa mặt phải và 40% nửa mặt trái.

2. Hoa hậu "nuôi dưỡng" 1/4 hộp sọ trong bụng

Cựu hoa hậu bang Idaho của Mỹ đã trải qua một ca phẫu thuật não hiếm có, trong đó 1/4 hộp sọ của cô đã được lưu trữ trong khoang bụng để được bảo quản.

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  2

 Sau tai nạn, hoa hậu may mắn sống sót với hộp sọ thiếu hụt

Jamie Hilton (36 tuổi) - cựu hoa hậu bang Idaho hiện đã “bình phục khá tốt” sau ca phẫu thuật kỳ lạ. Cô cho biết: “Tôi có thể đọc, viết, đi bộ, chạy nhảy và bế con bình thường”.

Tai nạn xảy ra từ tháng 6-2012 trong lúc Hilton và chồng đi câu cá, tình cờ cô bị trượt chân ngã đập đầu vào một tảng đá. Ngay sau đó, Nicholas (chồng Hilton) chuyển cô đến viện trong tình trạng ngừng thở, tim ngừng đập. Tại đây, các bác sĩ nói rằng cô chỉ còn 50% cơ hội sống sót và lấy 1/4 hộp sọ của cô và đặt vào dạ dày. 

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  3
  1/4 hộp sọ của cô được nuôi dưỡng trong dạ dày

Sau khi tỉnh dậy, Hilton hốt hoảng khi thấy đầu mình cạo trọc, bụng phình to. Sau 42 ngày nằm trong dạ dày, phần não của Hilton được đưa trở lại vị trí cũ.

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  4
Cô Hilton hồi phục sau ca phẫu thuật kỳ lạ

Cô tin rằng, chính nhờ sự tiến bộ tuyệt vời của y học và niềm tin đã mang đến phép lạ cho mình. Trong 2 tháng, Hilton trải qua 2 cuộc phẫu thuật não. Trong thời gian giữa hai cuộc phẫu thuật, người mẹ 3 con đã sống với hộp sọ nằm trong dạ dày. Ở đây, hộp sọ được nuôi dưỡng an toàn cho đến khi được gắn lại vào đầu.

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  5
  Cô Hilton từng rất xinh đẹp...

Hiện vợ chồng Hilton đang cố gắng kiếm tiền để trả viện phí. Tuy vậy, hai người vẫn luôn lạc quan và biết ơn cuộc đời đã cho cô cơ hội sống sót.

3. Ca phẫu thuật thay thế 6 cơ quan nội tạng

Bà Carter, 53 tuổi là bệnh nhân thứ 3 ở Anh sống sót sau khi phẫu thuật thay thế 6 cơ quan nội tạng gồm: một lá gan mới, thận, tuyến tụy, dạ dày, ruột non và đại tràng.

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  6
Bà Carter với 6 cơ quan nội tạng của cô gái 20 tuổi trong cơ thể

Để thực hiện cuộc phẫu thuật, một e kíp gồm 4 chuyên gia phẫu thuật: 1 người cắt bỏ các bộ phận của Carter, 3 người tiến hành cấy ghép. Ngoài ra, còn có 1 bác sĩ gây mê, 2 người điều hành, 2 y tá và 2 người hỗ trợ khác.

6 bộ phận được cấy ghép được lấy từ cơ thể một người phụ nữ 20 tuổi. Trước đó, năm 19 tuổi, bà bị viêm ruột và được phẫu thuật loại bỏ một phần ruột già, chỉ còn 5% phần ruột.

Sau đó, bà được chuẩn đoán mắc bệnh Crohn. Căn bệnh hiếm gặp này rất khó chẩn đoán, lại càng khó điều trị. Cùng với bệnh Crohn, Carter bị bệnh gan và cơ hội sống sót của bà là ghép tạng. Bà không dám nghĩ mình may mắn có tạng để ghép. 

Đến trước Giáng sinh năm 2011, bà được báo là đã đủ tạng để tiến hành ghép. Trong số 88.052 ca cấy ghép đã diễn ra ở Anh, chỉ có khoảng 30 ca là được cấy ghép trên 3 cơ quan nội tạng cùng lúc.

Sau ca phẫu thuật dài 17 giờ, Carter đã được chăm sóc đặc biệt và truyền máu. Bà được cho ăn bằng ống vào dạ dày của mình. Các ngón tay và ngón chân sưng phồng. Bà đã phải học đi lại vì cơ bắp chân rất yếu. Sau hơn 5 tháng trong bệnh viện, bà Carter đã về nhà và quay trở lại làm việc.  

4. Kỳ lạ, thiếu nữ sống nhờ trái tim để trong túi xách

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  7
  Kyah vẫn duy trì cuộc sống bình thường với một trái tim khác biệt

Cô bé Kyah DeSimone 13 tuổi, người Anh thích được đi chơi cùng bạn bè và cùng bàn luận về thời trang. Trước đó, Kyah được đưa tới bệnh viện cấp cứu từ một giấc ngủ sâu khi cô bé 10 tuổi. Các bác sĩ đã rất bất ngờ khi phát hiện ra Kyah bị suy tim là kết quả của chứng bệnh giãn cơ tim khiến cho tim của cô bé trở nên suy yếu tới mức không thể đập được.

Khi đó Kyah đã phải trải qua một thời gian chờ đợi đầy đau đớn để được phẫu thuật thay tim. Trong khoảng thờ gian chờ đợi này cô bé luôn phải mang bên mình một chiếc túi sách có chứa nguồn điện để duy trì nhịp cho trái tim nhân tạo giúp cô sống sót.

Các bác sĩ đã phải phẫu thuật để cấy ghép vào ngực của Kyah ống bơm bằng titan có cơ chế hoạt động giống như nhịp co bóp của trái tim để bơm máu đi khắp cơ thể duy trì sự sống. Năng lượng giúp ống bơm này vận hành liên tục chính là nguồn điện từ pin được đặt trong chiếc túi xách mà Kyah luôn mang theo.

Mặc dù các dụng cụ bằng kim loại là không được phép sử dụng cho trẻ em nhưng các bác sĩ cho biết đây là trường hợp khẩn cấp và họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  8
  Sơ đồ vận hành trái tim nhân tạo của Kyah

Bác sĩ Christina VanderPluym, một bác sĩ chuyên khoa tim mạch của Bệnh viện Nhi Boston cho biết: “Trước đây, chúng tôi không thể làm gì để cứu sống những trẻ em mắc chứng bệnh như trường hợp của Kyah. Nhưng hiện nay chúng tôi đã có những dụng cụ nhỏ hỗ trợ tâm thất đủ để đưa vào cơ thể của trẻ em.”

Sau hai tháng được điều trị và theo dõi tại bệnh viện khi đã thích nghi với cơ chế hoạt động của tim nhân tạo, Kyah đã được xuất viện cùng với một chiếc túi chứa nguồn điện và điều khiển có kích thước bằng một chiếc iPod được nối với ống bơm thông qua đường dây được dẫn qua bụng của cô bé.

Khi trở về nhà mỗi khi hết điện cô ấy có thể dùng nguồn sạc đặc biệt để sạc điện cho trái tim nhân tạo của mình trong khoảng 4 giờ. Ngoài ra khi ở trên ô tô Kyah có thể sạc điện từ nguồn điện ngay trong ô tô.


Để trở nên xinh đẹp hơn, một cô gái Hàn Quốc khác cũng phẫu thuật thẩm mỹ tới 120 lần

Những ca phẫu thuật cấy ghép không thể nào tin nổi  9

Chia sẻ