Chuyện lạ: Thụy Điển hợp pháp hóa mại dâm nhưng người làm nghề lại bất bình

AB,
Chia sẻ

Những nhà lập pháp cho rằng họ đang bảo vệ gái mại dâm khi trao cho những cô gái lợi thế trước khách hàng nếu như bị cảnh sát bắt. Tuy nhiên, nhiều gái mại dâm tỏ ra bất bình vì chính phủ can thiệp quá sâu vào chuyện làm ăn của họ.

Thụy Điển là một trong những nước có mức sống cao ở Bắc Âu và quốc gia này có tư tưởng khá thoáng về mại dâm. Trớ trêu thay, bộ luật hợp pháp hóa bán dâm của nước này từ năm 1999 lại chẳng được lòng các cô gái bán hoa. Nguyên nhân rất đơn giản, chính phủ công nhận ngành bán dâm nhưng lại cấm mua dâm.

Lý lẽ của những nhà hoạch định chính sách là họ có thể dần dần xóa bỏ ngành này thông qua hạn chế nguồn cầu bởi dù gì đi nữa kinh doanh tình dục cũng tiềm ẩn nhiều tệ nạn. Tiếp đó, những cô gái bán dâm được chính phủ coi là nạn nhân hơn là người bán hàng, bất kể họ có nói gì đi nữa. Trái ngược lại, những người mua dâm mới là tội phạm cần bị bắt và trừng trị khi kích thích mảng kinh doanh xác thịt này.

Bộ luật đầy nghịch lý này của Thụy Điển đã được hàng loạt các nước bắt đầu sao chép trong hơn 20 năm qua, từ Na Uy cho đến Iceland, từ Canada cho đến Pháp. Năm 2014, Ủy ban liên minh Châu Âu (EU) thậm chí đã hối thúc các thành viên cùng áp dụng bộ quy định này cho ngành mại dâm.

 - Ảnh 1.

Khu phố đèn đỏ tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan

Tây Ban Nha là nước đầu tiên hưởng ứng khi các nghị viên đang xem xét đệ trình chúng ra nghị viện. Những chính trị gia của các bang Maine và Massachusetts ở Mỹ cũng đang kêu gọi một quy định tương tự.

Vào ngày 3/7/2019, Nghị viện Hà Lan, nơi ngành mại dâm được tự do hóa gần như tối đa, cũng đã xem xét thảo luận quy định cấm người mua dâm. Dẫu vậy, các chuyên gia cho rằng Hà Lan sẽ không thông qua quy định này bởi họ nổi tiếng là quốc gia tự do.

Theo quy định hiện hành, ngành mại dâm tại Hà Lan có đóng thuế và được luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên để gia nhập ngành này không hề dễ dàng. Ngay cả khi đã đóng thuế, gái bán dâm vẫn phải mua giấy phép hành nghề có giá khoảng 1.000-10.000 Euro (1.130-11.300 USD) và chúng cần được gia hạn định kỳ.

Kể cả như vậy, nhiều địa phương tại Hà Lan cũng hạn chế, hoặc thậm chí từ chối cấp loại giấy phép này cho gái bán dâm. Thủ đô Amsterdam của Hà Lan đang cố gắng giảm quy mô các khu phố đèn đỏ khi người dân than phiền chúng thu hút quá nhiều tổ chức có tội phạm cũng như những con nghiện.

Trong khoảng 2006-2014, tổng số giấy phép hành nghề mại dâm tại Hà Lan đã giảm từ 1.100 xuống chỉ còn 700. Dẫu vậy, ngành mại dâm Hà Lan lại đang chuyển dần qua bí mật và bất hợp pháp. Nhiều cô gái ngoại quốc bí mật nhập cảnh và hành nghề tại Hà Lan. Nhiều đường dây môi giới, bán hoa từ chối mua giấy phép vì chúng quá đắt.

Không hiệu quả?

Ngay cả tại Thụy Điển, biện pháp hạn chế nguồn cầu cũng chỉ đem lại tác dụng nhất thời khi lượng gái mại dâm chỉ giảm trong khoảng thời gian ngắn rồi lại tăng trở lại. Phần lớn đàn ông Thụy Điển đều trả lời không mua dâm trong các cuộc khảo sát bởi đó là hành vi thừa nhận phạm pháp hơn là không có nhu cầu thật sự.

Trong khoảng 2009-2012, cảnh sát cho biết số nhà chứa ẩn danh dưới dạng massage Thái đã tăng gấp 3 lần lên 250 ở thủ đô Stockholm. Thậm chó, ngày càng nhiều gái mại dâm Thụy Điển chuyển qua làm việc online, khiến chính quyền không thể kiểm soát.

 - Ảnh 2.

Trả lời phỏng vấn với tờ Economist, một gái mại dâm bí danh Astrid tại Stockholm, Thụy Điển cho biết sau khi hành nghề quanh Châu Âu, cô trở lại thành phố Bắc Âu này và ngay lập tức nhận được 67 lời đề nghị từ các khách hàng tiềm năng. Dẫu vậy, cô chỉ nhận 2 yêu cầu. Rõ ràng, nhu cầu mại dâm của cánh đàn ông chẳng thể giảm bớt bất chấp những lệnh cấm.

Trớ trêu hơn, những nhà lập pháp cho rằng họ đang bảo vệ gái mại dâm khi trao cho những cô gái lợi thế trước khách hàng nếu như bị cảnh sát bắt. Tuy nhiên, nhiều gái mại dâm tỏ ra bất bình vì chính phủ can thiệp quá sâu vào chuyện làm ăn của họ.

Hiệp hội gái mại dâm Ireland (SWAI), tổ chức chuyên bảo vệ quyền lợi của các cô gái bán hoa, cho biết chính sách này của Thụy Điển tiềm tàng nhiều hiểm họa bởi khách hàng không muốn tiết lộ quá nhiều tin tức. Điều này gây nguy hiểm cho gái mại dâm khi không biết khách hàng là người như thế nào và họ có thể bị đánh đập, sát hại mà không tố cáo được hung thủ.

Một cuộc khảo sát tại Pháp cho thấy gần 40% gái mại dâm tỏ ra bất bình với lệnh cấm mua dâm năm 2016 bởi họ chẳng thể thương lượng giá cả hay việc sử dụng bao cao su. Các khách hàng giờ đây ngại gặp mặt cũng như giao tiếp nhiều với gái mại dâm do lo sợ bị bắt. Gần 80% gái mại dâm ở Pháp cho biết họ bị giảm thu nhập và gần 90% phản đối bộ luật này, dù chúng được ban hành là để bảo vệ họ.

Tại Ireland, số liệu của tổ chức nghiên cứu Ugly Mugs cho thấy tỷ lệ bạo hành gái mại dâm cũng đã tăng gần 80% chỉ 1 năm sau khi luật cấm mua dâm được ban hành. Trớ trêu thay, tỷ lệ gái mại dâm báo cáo các vụ bạo hành với cảnh sát lại giảm dù nghề này là hợp pháp.

Điều tương tự cũng diễn ra ở một loạt các quốc gia thừa nhận, dù trực tiếp hay gián tiếp, ngành mại dâm. Những cô gái hành nghề không muốn đến đồn cảnh sát bởi phần lớn trong số họ là người nhập cư bất hợp pháp hoặc chưa có giấy phép hành nghề cũng như dính dáng đến nhiều vấn đề trái phép khác. Hệ quả là tại Ireland, sau khi ban hành luật cấm mua dâm, cảnh sát chỉ bắt được 1 người vi phạm nhưng lại tạm giữ 55 gái bán hoa người nước ngoài do nhập cư trái phép.

Tổ chức hoạt động xã hội Exxpose của Hà Lan cho hay mô hình của Thụy Điển đang gặp nhiều vấn đề. Đã 15 năm kể từ khi nước này cấm mua dâm cũng như môi giới mại dâm nhưng cảnh sát Thụy Điển cho hay chẳng thấy ngành này suy giảm đi chút nào.

Trái ngược lại, New Zealand công nhận ngành mại dâm hợp pháp như bao nghề khác và chính phủ nước này cho biết mức độ an toàn cũng như sức khỏe của gái bán hoa đã được cải thiện rõ rệt kể từ khi họ hợp pháp hóa năm 2003.

Tại Australia, bang New South Wales là một trong những nơi hiếm hoi công nhận ngành mại dâm và tỷ lệ sử dụng bao cao su tại đây cao vượt trội so với những nơi khác.

 - Ảnh 3.

Suy cho cùng, đàn ông luôn thèm muốn tình dục, một bản năng duy trì nòi giống ăn sâu vào máu. Bởi vậy ngành mại dâm chẳng thể dập tắt và chúng tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào. Vấn đề là chính phủ các nước sẽ đối phó và giải quyết vấn đề này như thế nào.

"Chính gái bán dâm mới là những người mong muốn một ngành mại dâm an toàn, khỏe mạnh hơn bao giờ hết", một thành viên của Trung tâm trợ giúp thông tin mại dâm (PCI) tại Amsterdam nói.

Chia sẻ