Chuyên gia giải thích tại sao ung thư buồng trứng thường bị chẩn đoán nhầm
Đối với hầu hết chị em phụ nữ, các triệu chứng ung thư buồng trứng rất dễ bị bỏ qua, hơn nữa còn dễ bị chẩn đoán nhầm.
Ung thư buồng trứng thường được gọi "kẻ giết người thầm lặng" vì nhiều lý do. Chúng được xếp vào danh sách bệnh ung thư nguy hiểm đứng thứ năm ở phụ nữ. Trên thực tế, theo Hiệp hội Ung bướu Hoa Kỳ (ACS), trong số 22530 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng mỗi năm, gần 14000 người phải đối mặt với cái chết do vấn đề sức khỏe nguy hiểm này gây nên.
Ngoài tiền sử gia đình, lão hóa cũng là một trong các số yếu tố làm tăng tỷ lệ phát triển căn bệnh ung thư chết người này. Dưới đây là giải thích chuyên gia về các triệu chứng ung thư, tại sao nó lại nguy hiểm như vậy và làm cách nào để bạn bảo vệ bản thân khỏi bệnh này:
Ung thư buồng trứng là gì?
Mọi phụ nữ đều có khả năng phải đối mặt với ung thư buồng trứng, một trong số ít bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến hai tuyến có nhiệm vụ sản sinh hormone như estrogen và trứng. Trong ba loại ung thư buồng trứng liên quan đến các khối u, ung thư biểu mô là loại phổ biến nhất, chúng phát triển trong mô bao phủ bên ngoài buồng trứng.
Konstantin Zakashansky, chuyên gia ung thư phụ khoa tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York cho biết, có khoảng 22000-23000 ca mắc buồng trứng xuất hiện ở Mỹ mỗi năm.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, tuy bệnh này không phổ biến bằng ung thư nội mạc tử cung, chúng lại gây ra nhiều ca tử vong hơn, Trên thực tế, chuyên gia Zakashansky giải thích, có tới 70% trường hợp mắc ung thư buồng trứng được chẩn đoán muộn, khi bệnh đã lan rộng ra ngoài buồng trứng. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp mắc ung thư nội mạc tử cung thường được chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn.
Mọi phụ nữ đều có khả năng phải đối mặt với ung thư buồng trứng, một trong số ít bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến hai tuyến có nhiệm vụ sản sinh hormone như estrogen và trứng.
Tại sao ung thư buồng trứng rất khó chẩn đoán?
Trong khi ung thư nội mạc tử cung có thể gây chảy máu dễ phát hiện, ung thư buồng trứng lại phát triển lặng lẽ hơn rất nhiều. Đây là lý do tại sao bệnh này mang tên "kẻ giết người thầm lặng".
Ung thư buồng trứng phát triển sâu bên trong bụng dưới, dẫn đến các triệu chứng không rõ ràng khó thể nhận biết. Đầy hơi, khó chịu ở bụng, khó tiêu và đi tiểu thường xuyên đều có thể là những dấu hiệu của ung thư. Mọi người hoàn toàn có khả năng nhầm lẫn các triệu chứng này với tình trạng phổ biến hơn nhiều như dị ứng thực phẩm, những vấn đề đường tiêu hóa hoặc thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Do đó, hầu hết phụ nữ mắc căn căn bệnh chết người này đều không được chẩn đoán kịp thời. Khối u phát triển quá lớn đồng nghĩa với việc khó thể điều trị thành công.
So với các bệnh có xu hướng nhanh chóng lan đến cơ quan khác như ung thư tuyến tiền liệt di căn vào phổi, ung thư buồng trứng thường chỉ nằm trong khoang bụng. Theo bác sĩ Zakashansky, điều này làm chậm quá trình phát hiện hơn nữa.
Ngoài ra, hiện nay chưa có bất kỳ xét nghiệm nào giúp phụ nữ phát hiện sớm ung thư buồng trứng. Căn bệnh này thường được chẩn đoán dựa trên kết quả siêu âm kết hợp với xét nghiệm máu hoặc sinh thiết.
Ung thư buồng trứng phát triển sâu bên trong bụng dưới, dẫn đến các triệu chứng không rõ ràng khó thể nhận biết.
Nhóm người có nguy cơ phải đối mặt với ung thư cao
Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng ở phụ nữ bao gồm tuổi tác, đột biến gen, tiền sử gia đình, vô sinh và mãn kinh muộn.
Theo chuyên gia Zakashansky, khoảng 20% phụ nữ sở hữu một hoặc nhiều gen đột biến như BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh này. Ngoài ra, nếu bạn có thành viên trong gia đình như bà, mẹ, cô bác được chẩn đoán mắc ung thư vú hoặc bất kỳ bệnh ung thư phụ khoa nào khác, hãy tới bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu có tiền sử gia đình mắc ung thư, hãy đề cập vấn đề này với bác sĩ để bạn được làm xét nghiệm di truyền. Khi gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, đi tiểu thường xuyên, táo bón, đau dạ dày và chảy máu bất thường, hãy tới nhờ sự tư vấn của chuyên gia. Càng phát hiện sớm thì khả năng điều trị bệnh càng cao.
(Nguồn: Pre)