Con gái tham lam về "vét" của nhà mẹ đẻ
Con gái vốn được coi là “cái bòn”. Khi gia đình riêng của mình đã đầy đủ nhưng nhiều cô gái vẫn không tiếc kế nghĩ chiêu để moi tiền của nhà ngoại.
Trên chuyến tàu muộn về Lào Cai, bà Nguyệt ở Vĩnh Phúc ngồi mãi không ngủ được. Bà đành đem chuyện nhà mình tâm sự với những người xung quanh.
Bà kể rằng, vợ chồng bà chỉ có một cô con gái đã lấy chồng. Chị Nga - con gái bà đặt ra “quy ước” hàng tháng cho gia đình nhỏ: Tiền của chồng gom góp mua xe ô tô để hãnh diện với thiên hạ, còn toàn bộ lương của vợ chi dùng trong gia đình.
Những lúc vợ chồng con cái của con gái bà khỏe mạnh chẳng nói làm gì. Lúc ốm đau nhập viện, y rằng gia đình con gái bà Nguyệt chóng mặt vì thiếu tiền. Lúc ấy, con gái bà thường chạy về "nhờ" mẹ đẻ lo tiền viện phí, nếu không sẽ thấy thẹn với nhà nội.
Con gái bà thường nói lý lẽ với mẹ đẻ: "Con gái lấy được chồng có chí làm giàu, chịu khó tích cóp tiền mua ô tô đi cho sang trọng, bố mẹ nên lấy làm tự hào".
Bà cũng kể, tuần trước, con gái bà hỏi vay bà 20 triệu để thay chiếc giường mới. Bà biết cơ quan con gái vừa có đợt thưởng xong nên tỏ ý không bằng lòng. Song con gái bà lại năn nỉ mẹ: “Số tiền đó con gửi tiết kiệm hết rồi. Giờ mà rút ra thì mất lãi. Mẹ cho con vay, lúc nào có tiền con trả luôn”.
Bà dù đã quá quen với điệp khúc “tiền đi không có ngày trở lại”. Lần nào cho con vay là lần ấy bà biết phải cho con gái luôn, vì sẽ chẳng bao giờ có ngày được trả.
Bà Nguyệt thở dài: "Lương hưu hai ông bà được 5 triệu, cộng với lãi của cửa hàng tạp hóa, nếu chi dùng hai người thì đủ. Đằng này con gái đi lấy chồng rồi mà chẳng khác nào phải phải nuôi thêm cả nhà nó".
“Lúc thì nó xin cái này, lúc nó lại vòi cái kia, không cho thì nó trách móc, khóc lóc, trách mình bạc, mà cho thì hai thân già nhiều lúc còn thiếu tiền tẩm bổ” - bà Nguyệt tâm sự thêm.
Thế mà, nhiều người hàng xóm không biết chuyện, cứ luôn miệng ca ngợi bà Nguyệt phúc đức có con gái làm ngân hàng lắm tiền, con rể giàu có đi ô tô. Những lúc ấy bà lại đành gật gù cho qua chuyện mà nuốt nước mắt vào trong.
Chị Liên thích sang nhà ngoại để vừa được gặp còn thường xuyên, lại vừa được ăn cơm miễn phí (Ảnh minh họa).
Chị Liên ở Hà Đông, Hà Nội lại có cách riêng “moi” của nhà ngoại riêng. Lúc đầu vợ chồng chị tích góp được 1/4 tiền mua đất, chị nài nỉ bố mẹ "phụ giúp" số còn lại đủ để mua mảnh đất người ta đang bán rẻ.
Mua được đất xong, chị lại kêu muốn làm tạm cái nhà mái bằng cho có chỗ chui ra chui vào. Bố mẹ chị thương con chưa có nhà ở nên đành vay mượn tiền để con xây nhà.
Xây xong tầng 1, chị than thở với bố mẹ đẻ: “Ngày nào cũng có người đi qua xỉa xói, bảo co nhà nọ nhà kia mà ở nhà lụp xụp. Con quyết phải xây 4 tầng mới đỡ nhục mẹ ạ”. Tất nhiên, tất cả số tiền đó chị đều “moi” từ nhà ngoại mà ra.
Hết chuyện nhà cửa, chị lại xin tiền bố mẹ đẻ thuê người giúp việc trông con để vợ chồng chị yên tâm đi làm. Chị "lý do lý trấu" rằng tiền lương của hai vợ chồng, ngoài chi tiêu sinh hoạt cho gia đình, vợ chồng chị còn phải sắm sửa đồ đạc cho nhà mới, chẳng còn dư đồng nào mà thuê ôsin.
Những lúc vợ chồng con cái của con gái bà khỏe mạnh chẳng nói làm gì. Lúc ốm đau nhập viện, y rằng gia đình con gái bà Nguyệt chóng mặt vì thiếu tiền. Lúc ấy, con gái bà thường chạy về "nhờ" mẹ đẻ lo tiền viện phí, nếu không sẽ thấy thẹn với nhà nội.
Con gái bà thường nói lý lẽ với mẹ đẻ: "Con gái lấy được chồng có chí làm giàu, chịu khó tích cóp tiền mua ô tô đi cho sang trọng, bố mẹ nên lấy làm tự hào".
Bà cũng kể, tuần trước, con gái bà hỏi vay bà 20 triệu để thay chiếc giường mới. Bà biết cơ quan con gái vừa có đợt thưởng xong nên tỏ ý không bằng lòng. Song con gái bà lại năn nỉ mẹ: “Số tiền đó con gửi tiết kiệm hết rồi. Giờ mà rút ra thì mất lãi. Mẹ cho con vay, lúc nào có tiền con trả luôn”.
Bà dù đã quá quen với điệp khúc “tiền đi không có ngày trở lại”. Lần nào cho con vay là lần ấy bà biết phải cho con gái luôn, vì sẽ chẳng bao giờ có ngày được trả.
Bà Nguyệt thở dài: "Lương hưu hai ông bà được 5 triệu, cộng với lãi của cửa hàng tạp hóa, nếu chi dùng hai người thì đủ. Đằng này con gái đi lấy chồng rồi mà chẳng khác nào phải phải nuôi thêm cả nhà nó".
“Lúc thì nó xin cái này, lúc nó lại vòi cái kia, không cho thì nó trách móc, khóc lóc, trách mình bạc, mà cho thì hai thân già nhiều lúc còn thiếu tiền tẩm bổ” - bà Nguyệt tâm sự thêm.
Thế mà, nhiều người hàng xóm không biết chuyện, cứ luôn miệng ca ngợi bà Nguyệt phúc đức có con gái làm ngân hàng lắm tiền, con rể giàu có đi ô tô. Những lúc ấy bà lại đành gật gù cho qua chuyện mà nuốt nước mắt vào trong.
Chị Liên thích sang nhà ngoại để vừa được gặp còn thường xuyên, lại vừa được ăn cơm miễn phí (Ảnh minh họa).
Chị Liên ở Hà Đông, Hà Nội lại có cách riêng “moi” của nhà ngoại riêng. Lúc đầu vợ chồng chị tích góp được 1/4 tiền mua đất, chị nài nỉ bố mẹ "phụ giúp" số còn lại đủ để mua mảnh đất người ta đang bán rẻ.
Mua được đất xong, chị lại kêu muốn làm tạm cái nhà mái bằng cho có chỗ chui ra chui vào. Bố mẹ chị thương con chưa có nhà ở nên đành vay mượn tiền để con xây nhà.
Xây xong tầng 1, chị than thở với bố mẹ đẻ: “Ngày nào cũng có người đi qua xỉa xói, bảo co nhà nọ nhà kia mà ở nhà lụp xụp. Con quyết phải xây 4 tầng mới đỡ nhục mẹ ạ”. Tất nhiên, tất cả số tiền đó chị đều “moi” từ nhà ngoại mà ra.
Hết chuyện nhà cửa, chị lại xin tiền bố mẹ đẻ thuê người giúp việc trông con để vợ chồng chị yên tâm đi làm. Chị "lý do lý trấu" rằng tiền lương của hai vợ chồng, ngoài chi tiêu sinh hoạt cho gia đình, vợ chồng chị còn phải sắm sửa đồ đạc cho nhà mới, chẳng còn dư đồng nào mà thuê ôsin.
Nhưng chị không xin tiền theo từng tháng mà xin cả năm luôn. Chị nói: “Con mà nhận tiền theo tháng cứ như nhận bố thí ấy”. Dẫu vậy, mỗi năm chị Liên chỉ thuê người giúp việc khoảng 2,3 tháng rồi "thải" vì "đoảng, bẩn, ăn lắm…”.
Những lúc không có người giúp việc, chị Liên lại "vác" con sang tá túc nhà ngoại. Thực ra, chị Liên thích sang ở nhà ngoại hơn vì ông bà ngoại nuôi cháu “không phí, không điều kiện”. Thậm chí, chị Liên còn ăn ở nhà ngoại ngày 3 bữa cho được gặp con nhiều hơn. Sau bữa tối, chị mới trở về nhà mình.
Hết tháng này sang năm khác, ba mẹ con nhà chị Liên vẫn “tầm gửi” ở nhà ngoại. Bởi theo chị thì: “Bố mẹ nào mà lại không thương con thương cháu. Bố mẹ còn cho, tội gì không hưởng”. Cứ thế, toàn bộ thu nhập của vợ chồng chị Liên dành để mua sắm đồ sang trọng trong nhà cho “bằng bạn bằng bè”.
Có lúc, ông Thắng - bố đẻ chị Liên tỏ ý không muốn cho con gái quá nhiều tiền bởi còn dành để dưỡng già. Nhưng bà Dung - vợ ông lại vẫn chi chút, cho dấm cho dúi con gái.
Những lúc không có người giúp việc, chị Liên lại "vác" con sang tá túc nhà ngoại. Thực ra, chị Liên thích sang ở nhà ngoại hơn vì ông bà ngoại nuôi cháu “không phí, không điều kiện”. Thậm chí, chị Liên còn ăn ở nhà ngoại ngày 3 bữa cho được gặp con nhiều hơn. Sau bữa tối, chị mới trở về nhà mình.
Hết tháng này sang năm khác, ba mẹ con nhà chị Liên vẫn “tầm gửi” ở nhà ngoại. Bởi theo chị thì: “Bố mẹ nào mà lại không thương con thương cháu. Bố mẹ còn cho, tội gì không hưởng”. Cứ thế, toàn bộ thu nhập của vợ chồng chị Liên dành để mua sắm đồ sang trọng trong nhà cho “bằng bạn bằng bè”.
Có lúc, ông Thắng - bố đẻ chị Liên tỏ ý không muốn cho con gái quá nhiều tiền bởi còn dành để dưỡng già. Nhưng bà Dung - vợ ông lại vẫn chi chút, cho dấm cho dúi con gái.
Lời bàn:
Cha mẹ tuổi già nay ốm mai đau, đồng lương hưu eo hẹp. Song nghe những lời đường mật, than nghèo kể khổ của các cô con gái đã đi lấy chồng, hầu như bố mẹ đẻ nào cũng dễ mủi lòng.
Cha mẹ tuổi già nay ốm mai đau, đồng lương hưu eo hẹp. Song nghe những lời đường mật, than nghèo kể khổ của các cô con gái đã đi lấy chồng, hầu như bố mẹ đẻ nào cũng dễ mủi lòng.
Và rồi, họ lại bấm bụng để các cô con gái "moi" tiền của mình. Nếu hoàn cảnh thật sự khó khăn đã là một lẽ, đằng này các cô con gái trong hai câu chuyện trên lại "bòn" tiền của chính bố mẹ để làm giàu cho gia đình nhỏ nhà mình thì quả thực đó là chuyện đáng bàn.
Nhà bố mẹ đẻ có cái gì là nàng ta khuân về bằng sạch. Từ rau củ quả, nước mắm, bánh xà phòng đến đũa thìa...