Chiêm ngưỡng thần ưng có thể bay một phát từ Hà Nội về Bắc Kạn mà không cần đập cánh

Dương Quá,
Chia sẻ

Theo khẳng định của giới khoa học, thần ưng Andes có thể bay liên tiếp 160km (tương đương khoảng cách từ Hà Nội đi Bắc Kạn) mà không cần đập cánh.

AP dẫn 1 nghiên cứu mới về thần ưng Andes (Andean condor) cho thấy:

- Đây là loài kền kền có sải cánh lớn nhất thế giới.

- Biết tận dụng các luồng không khí để bay lượn nhiều giờ trên không mà không cần vỗ cánh.

- Trong suốt hành trình bay, thần ưng Andes chỉ đập cánh khoảng 1% thời gian.

Trên thực tế, thần ưng Andes trưởng thành có sải cánh lên tới 3m, nặng 15kg. Đặc biệt, ít ai biết rằng chúng có thể sống tới 70 năm tuổi.

Chiêm ngưỡng thần ưng có thể bay một phát từ Hà Nội về Bắc Kạn mà không cần đập cánh - Ảnh 1.

Thần ưng Andes (Andean condor)

Để khẳng định việc thần ưng Andes có thể bay liên tiếp 160km mà không cần đập cánh, các nhà khoa học đã gắn máy định vị lên 8 con ở vùng núi Patagonia (giữa Chile và Argentina) và phân tích tổng cộng 250 giờ bay của chúng.

Giáo sư Emily Shepard đến từ Đại học Swansea (Xứ Wale, Anh) chia sẻ:

"Thần ưng Andes vốn nổi tiếng giỏi bay lượn nhưng thật không ngờ chúng lại điêu luyện đến vậy. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng hầu như chỉ mượn sức gió chứ không đập cánh nhiều như những loài chim khác".

Chiêm ngưỡng thần ưng có thể bay một phát từ Hà Nội về Bắc Kạn mà không cần đập cánh - Ảnh 2.

Với các loài chim, bầu trời không chỉ là những áng mây bay xa xôi - mà được làm nên từ những yếu tố mà con người khó có thể cảm nhận rõ: Gió, các luồng không khí đẩy lên hạ xuống tuần tự...

Với cấu tạo cơ thể đầy tính khí động học, thần ưng Andes hoàn toàn có thể bay từ Hà Nội về Bắc Kạn mà không phải đập cánh (khoảng cách 160km).

Chiêm ngưỡng thần ưng có thể bay một phát từ Hà Nội về Bắc Kạn mà không cần đập cánh - Ảnh 3.

Khoảng cách Hà Nội - Bắc Kạn qua cao tốc Thái Nguyên - Chợ mới là 161km, đó là đường bộ, còn đường chim bay thì đúng là thần ưng Andes chẳng cần vỗ cánh luôn

Chiêm ngưỡng thần ưng có thể bay một phát từ Hà Nội về Bắc Kạn mà không cần đập cánh - Ảnh 4.

Theo các nghiên cứu trong quá khứ, các "tổ lái bầu trời" chuyên nghiệp như cò trắng và chim ưng vẫn phải đập cánh lần lượt 17 - 25% thời gian trên không.

Cuối cùng, theo nhóm nghiên cứu thì thần ưng Andes học cách bay lượn "tiết kiệm xăng" như vậy vì chúng không phải lúc nào cũng được ăn no (chủ yếu là xác động vật chết), cần phải hạn chế vận động hết cỡ.

Theo AP

Chia sẻ