BÀI GỐC Mới về nhà chồng tôi tiêu Tết hết cả trăm triệu mà vẫn thiếu tiền mừng tuổi các cháu

Mới về nhà chồng tôi tiêu Tết hết cả trăm triệu mà vẫn thiếu tiền mừng tuổi các cháu

Cũng vì thế mà Tết năm ngoái, hai vợ chồng không dám ra đường vì không có tiền.

9 Chia sẻ

Chỉ khoảng 8 triệu đồng, tôi đã làm nên một cái Tết sang chảnh và đầy đủ

Thu Yến,
Chia sẻ

Để tôi kể chi tiết toàn bộ cuộc mua sắm Tết của tôi cho chị em nghe và tham khảo nhé!

Tôi lấy chồng đã được gần ba năm. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi đã có hai mùa Tết ở nhà chồng. 

Năm đầu tiên, có lẽ là một cái Tết không thể nào quên trong cuộc đời tôi. Bởi lẽ, sau khi hưởng một kỳ nghĩ Tết trong trong sự lãng phí và thiếu tính toán của một nàng dâu chân ướt chân ráo mới về nhà chồng, tôi đã phải giấu chồng đem bán hai chỉ vàng cưới để lấy tiền thanh toán cho những khoản hoang phí ấy.

Rút kinh nghiệm cho cái Tết đầu tiên thì Tết 2015, tôi đã làm được và thậm chí là làm rất tốt. Tôi hào hứng vì bản thân đã mang đến một cái Tết  hiện đại, không những đầy đủ mà còn sang chảnh chỉ với khoản chi tiêu gần 8 triệu đồng.

 Tôi còn nhớ vào năm thứ nhất, việc sắm sửa trước Tết đã khiến cho bản thân stress nặng nề. Mặc dù đã tham khảo bố mẹ hai bên nhưng cuối cùng thì danh sách mua sắm ấy cũng tiêu tốn của tôi cả đóng tiền. 

 Sang Tết năm thứ hai, tôi bắt đầu ý thức việc chi tiêu rồi thay đổi một số thói quen. Đương nhiên, tôi đã có thể vui mừng vì mình đã tạo nên một cái Tết tiết kiệm nhưng lại rất đầy đủ mà an toàn.

 Các chị em xem thấy có hợp lý không nhé !

tết

Tết thứ hai, tôi chuyển phương án nên mua sắm sớm vào đầu tháng Chạp... (Ảnh minh họa)

Nếu năm đầu tôi dành hết việc mua thực phẩm khô như măng, miến dong, nấm, hạt dưa, bánh kẹo...  ở trong siêu thị lại mua cận ngày Tết nên vừa đắt đỏ mà chưa chắc đã có hàng cho mình cần nữa.

Tết thứ hai, tôi chuyển phương án nên mua sắm sớm vào đầu tháng Chạp nhưng lại tại các chợ đầu mối vừa rẻ hơn siêu thị nhưng lại chất lượng cũng ngang nhau. 

Đối với những thực phẩm như châm giò, thịt bò, thịt động, dưa kiệu ngâm nước mắm hay mứt, chả lụa, chả giò... Tôi quyết định tranh thủ thời gian buổi tối tự tay làm thay vì cứ mua hàng làm sẵn, vừa đắt mà sợ không an toàn. 

Tất tần tật sau khi kiểm tra danh sách mua sắm cho những khoản trên, tôi đã nhảy lên vì tổng cộng chỉ mất gần 3 triệu đồng tiền thôi đó.

Riêng khoản sắm cành hoa mai, thì khỏi chê vào đâu được. Còn nhớ Tết 2014, tôi đã mất đến gần triệu bạc để sắm một cành mai về nhà và bị mẹ chồng kêu ca lãng phí. Năm nay, tôi vẫn có một cành mai rực rỡ nhưng chỉ với 70 ngàn đồng thôi.

Đơn giản là vì tôi tận dụng cành mai năm ngoái còn tươi tốt đem trồng ở sau nhà. Tuy giờ, nó chỉ trơ trơ những cành và lá non. Nhưng tôi đã mua hai gói hoa mai giả gắn vào cùng dây đèn nhấp nháy. Thế là có ngay một cành mai tuy là mai giả nhưng vẫn ngập tràn không khí Tết.

Tận dụng khoảng sân vườn sau nhà nên đầu tháng 6, tôi mua 5 con gà về thả. Tính đến lúc Tết, mỗi con đã nặng gần 3kg nên cũng yên tâm khoản mua gà dịp Tết đắt đỏ mà chỉ cần mua thêm một ít thịt lợn, thịt bò sống chừng 700 ngàn nữa là xong. Phần mâm ngũ quả, hoa tươi hương trầm thì năm vừa rồi được giá rẻ nên tôi cũng chỉ mất 400 ngàn để mua.

Tết vừa rồi vì mọi người đều bận rộn nên không có thời gian gói bánh tét. Vì thế tôi đã mua sẵn nguyên liệu rồi gửi cho bà bác chuyên gói bánh ngon của xóm làm giùm. Tính ra sáu chiếc bánh cũng chỉ mất gần 200 ngàn đồng thôi.

tết

Năm ngoái, tôi được khen là đã tạo nên một cái Tết vừa đầy đủ, hiện đại và sang chảnh nữa mà chi phí lại chưa đến 8 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Tết nhất thì chuyện mừng tuổi cho nhà nội, nhà ngoại rồi họ hàng, con cháu lại không thể thiếu. Năm đầu tiên, tôi đã vung tay quá trán nên lì xì mất gần 4 triệu đồng mà vẫn không đủ vì số người quá đông. 

Tết thứ hai thì khác, tôi  đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện tế nhị này. Theo tôi thì tiền mừng tuổi thiên về lòng thành nên chẳng ai bắt bẻ mình đưa ít hay nhiều đâu. Mình làm công ăn lương thì tiền đâu có dư dã nên mọi người đều hiểu và thông cảm. Bố mẹ hai bên không có năm ba trăm thì một hai trăm cũng không sao. Riêng họ hàng, cháu chắt thì trước 50 ngàn giờ 20, 30 ngàn trong khi ai cũng được mừng tuổi thì có phải là vui hơn không, mà mình lại được tiếng chu đáo. Tính xong xuôi thì khoản mừng tuổi cũng chỉ ngốn của tôi có 2,5 triệu đồng.

Mâm cỗ ngày Tết là rất quan trọng nhé! Tết 2014, tôi được một trận mắng té tát từ mẹ chồng vì cứ dọn toàn đồ bán sẵn ở siêu thị vừa đắt mà chế biến lích kích, mất nhiều thời gian. Tết năm 2015 thì ngược lại, tôi lại được khen tấm tắc. Ngoài những món theo truyền thống thì có thêm những sản phẩm cho chính tay tôi làm ra như chả giò tự gói, bò ngâm mắm, dưa kiệu tự muối. Mâm cỗ vẫn có gà luộc, xôi nhưng thay vì cứ làm kiểu luộc chấm muối tiêu thì tôi ghép lại chung làm món gà bó xôi lạ miệng mà vẫn không quá cầu kỳ.

Đến khoảng ngày mồng 2, 3 Tết thì tôi lại lại đổi khẩu vị cho cả nhà hay có khách đến chơi bằng một nồi lẩu thập cẩm nóng hổi thay vì cứ rườm rà chuẩn bị món này món nọ. Gia chủ đỡ ngán mà khách khứa cũng ăn uống nhiệt tình.

Năm ngoái, tôi được khen là đã tạo nên một cái Tết vừa đầy đủ, hiện đại và sang chảnh nữa mà chi phí lại chưa đến 8 triệu đồng. 

Phát huy những gì đã làm được vào năm ngoái thì Tết 2016 năm nay, tôi cũng sẽ cố gắng hết sức mình để có thêm một cái Tết tiết kiệm, đầy đủ sang chảnh hơn thế nữa. Tôi tin mình sẽ làm được và thậm chí làm rất tốt.

Chia sẻ