BÀI GỐC Sốc khi thấy ảnh cưới của mình bị cắt nát vụn trong nhà hàng xóm

Sốc khi thấy ảnh cưới của mình bị cắt nát vụn trong nhà hàng xóm

Tôi chỉ tay vào những tấm ảnh, quay lại nhìn cô hàng xóm đang hốt hoảng, sắc mặt tái nhợt và hỏi: "Đây là thế nào? Cô làm gì đây?".

5 Chia sẻ

"Chẳng lẽ gia đình tôi phải để chú rể đến đón cô dâu trong tiếng kèn đám ma?"

T.H,
Chia sẻ

Dù sao người mất cũng mất rồi, còn em chồng tôi cả đời mới có một ngày cưới chẳng lẽ lại để nhạc đám tang làm phá hỏng bầu không khí?

Các cụ ngày xưa nói "Bán anh em xa mua láng giềng gần". Gần gũi đâu tôi không thấy, chỉ thấy vừa mệt người lại còn mang tiếng ra.

Xưa nay tôi luôn tâm niệm mình có thì chia sẻ với người khác. Vì thế đối với hàng xóm tôi rất hoà đồng. Bố mẹ ở quê gửi lên thứ gì gọi là quà quê tôi đều sai con mang sang nhà họ. Con trai họ học cùng lớp với con tôi, mà tôi lại làm giáo viên. Thành thử mỗi tối tôi lại kèm cả 2 đứa học. Mấy năm trời tiểu học lúc nào tôi cũng kèm cặp con nhà hàng xóm nhưng không lấy một xu nào.

Bình thường có lẽ không sao, nhưng sau một lần va chạm thì chúng tôi chẳng còn thân thiết gì nữa. Đợt ấy con trai tôi rất hay rủ con nhà hàng xóm sang chơi. Có một hôm buổi trưa thằng bé đến chơi thì buổi tối tôi phát hiện mất cái dây chuyền. Thật ra ở hoàn cảnh của tôi thì ai cũng sẽ làm như tôi đó là thu hẹp phạm vi những người tình nghi. Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng với đứa con. Mà con trai tôi thì đi đường nhặt được đồng 2 nghìn cũng mang về đưa mẹ, làm sao nó ăn trộm dây chuyền của tôi được.

Chẳng lẽ gia đình tôi phải để chú rể đến đón cô dâu trong tiếng kèn đám ma? - Ảnh 1.

Sau lần ấy thì hai nhà chúng tôi bằng mặt không bằng lòng. (Ảnh minh họa)

Vì chỉ có 2 đứa trong nhà nên tôi có hỏi con nhà hàng xóm và qua nói với nhà họ. Mẹ thằng bé hỏi mấy nó cũng không nhận. Chị ta tức quá nên lấy roi vụt con vài cái mà nó chỉ khóc chứ khăng khăng không lấy đồ của tôi.

Lúc ấy tôi đang bên nhà hàng xóm thì chồng vội vàng chạy sang túm lấy roi của chị hàng xóm và quay sang nói với tôi: "Dây chuyền em làm rơi ở dưới bàn trang điểm kia kìa. Chưa tìm kỹ đã vội bán tín bán nghi". Tôi để ý thấy chị hàng xóm có vẻ tức tôi, lấy tay đánh vào mông con rồi còn răn không được sang nhà tôi nữa kẻo có ngày mang vạ.

Thật lòng tôi cũng thấy mình có chút sai. Nhưng cũng đâu phải là tôi vô lý. Thực lòng vì nôn nóng muốn tìm lại đồ nên tôi đành xử lý như vậy. Đâu ngờ chị ấy lôi con ra đánh. Đã vậy hôm ấy về tôi còn bị chồng nói một trận vì tội hậu đậu.

Sau lần ấy thì hai nhà chúng tôi bằng mặt không bằng lòng. Trước mặt thấy nhau thì chào nói vài câu xã giao chứ không còn như trước. Nhưng đến lần này có lẽ nhìn mặt nhau tôi còn thấy ngán chứ đừng nói là chuyện trò.

Chẳng lẽ gia đình tôi phải để chú rể đến đón cô dâu trong tiếng kèn đám ma? - Ảnh 2.

Em chồng tôi cả đời mới có một ngày cưới chẳng lẽ lại để nhạc đám tang làm phá hỏng bầu không khí? (Ảnh minh họa)

Chuyện là tuần trước em chồng tôi kết hôn. Khổ nỗi sáng hôm tổ chức thì bà cụ bên nhà hàng xóm mất. Thế rồi nhạc nhẽo hai bên đấu đá nhau cả. Tôi biết ý nói bên loa đài cho nhạc nhỏ lại rồi nhưng nhà họ vẫn sai người sang nhà tôi bắt tắt nhạc đám cưới đi mới được.

Vậy là nhà tôi tổ chức đám cưới cho em mà chẳng ai cười nổi. Vì nhạc khóc đám tang inh ỏi lên thì làm sao mà xuôi tai cho được. Dù sao người mất cũng mất rồi, còn em chồng tôi cả đời mới có một ngày cưới chẳng lẽ lại để nhạc đám tang làm phá hỏng bầu không khí? Thấy không khí không giống đám cưới một chút nào nên khi nhà trai chuẩn bị đến đón dâu, tôi cũng mặc kệ và nói loa đài bật to để át tiếng bên nhà hàng xóm.

Tưởng thế là xong ai ngờ sau hôm đó tôi đi đâu cũng bị người ta chỉ trỏ không biết trước sau. Họ còn nói tôi như vậy là không tôn trọng người chết. Ô hay, chẳng lẽ đám cưới nhà tôi lại để cái tiếng nhạc đám tang làm cho mất vui hay sao? Vậy mà bây giờ nhà tôi tự nhiên bị cả khu cô lập vì như vậy các bạn ạ. Các bạn là người ngoài cuộc, các bạn phân trần giúp tôi xem việc này đúng sai thế nào với.

Chia sẻ