Chăm tập thể dục mỗi sáng bỗng bị sốt cao không hạ, đêm khuya phải nhập viện: Bác sĩ nói "Sao bây giờ mới đến?"
Hàng ngày đi chạy bộ vào sáng sớm để khỏe mạnh hơn, người đàn ông không thể ngờ tai ương này lại tìm đến mình.
Anh Cao năm nay 53 tuổi, vẫn giữ thói quen dậy sớm vào khoảng 5 - 6 giờ sáng để ra ngoài tập thể dục, rồi đi làm, đúng 9 giờ tối sẽ về nhà nghỉ ngơi. Dạo này anh Cao luôn cảm thấy ngứa ngáy trên người, gãi một chút lại thấy có những nốt nhỏ. Chẳng phải là bị muỗi cắn sao? Anh Cao vỗ về cánh tay, không để ý nhiều.
Đêm hôm đó, anh bắt đầu có cơn sốt cao, gia đình vội vàng đưa anh đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng anh bị muỗi độc cắn, cần phải điều trị kịp thời.
Bác sĩ hỏi anh Cao có ở gần bụi cỏ không, anh suy nghĩ một chút và nói: "Mỗi sáng tôi đều đi chạy bộ ở công viên, nơi đó có rất nhiều bãi cỏ". Nghe xong, bác sĩ nói: "Đúng vậy, có thể anh đã bị muối cắn khi ở quanh bụi cỏ. Mọi người thường không chú ý đến điều này nhưng sao bây giờ anh mới đến? Lẽ ra anh nên đến sớm hơn".
Anh Gao mới tỉnh ngộ, hóa ra là do mình thường xuyên tập thể dục quanh bụi cỏ, mới gặp những con côn trùng khó chịu này.
Muỗi nhỏ bé lại có thể mang lại nguy cơ chết người!
Từ rất lâu trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, muỗi là kẻ giết người đáng sợ. Nguyên nhân là do muỗi có hình thức hút máu. Không chỉ đốt người hút máu, chúng còn có thể tồn tại như một vật chủ trung gian của một số bệnh ác tính.
3 loại muỗi có liên quan mật thiết đến rủi ro bệnh tật của con người, lần lượt là muỗi Culex, muỗi Anopheles và muỗi Aedes (muỗi vằn đen). Chỉ riêng 3 nhánh muỗi này đã có hàng chục loài.
Thông thường, muỗi Anopheles sẽ truyền bệnh sốt rét, biểu hiện sau khi bị đốt thường là sốt cao không hạ, đổ mồ hôi nhiều và có triệu chứng run lạnh nặng. Trong khi đó, muỗi Culex lại truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh này không chỉ biểu hiện sốt cao không hạ mà còn kèm theo triệu chứng ý thức không rõ. Nặng nhất phải kể đến muỗi Aedes. Loại muỗi này sẽ truyền các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết dengue, sốt vàng da và những bệnh nhiễm trùng khác có nguy cơ tử vong.
Vì vậy, bị muỗi đốt không chỉ đơn giản là ngứa và sưng đỏ. Điều này cũng giải thích tầm quan trọng của việc chuẩn bị các biện pháp phòng vệ trước.
Bạn có thể tránh những nơi muỗi thường xuyên xuất hiện khi ra ngoài. Xin lưu ý, muỗi thích hoạt động ở những nơi tối tăm và ẩm ướt. Vì vậy, nhà cũng cần được giữ khô ráo, thông gió. Thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông, giúp giảm độ ẩm trong nhà, giảm cơ hội phát triển của muỗi.
Những gia đình có trẻ nhỏ cũng có thể chọn lắp đặt màn chống muỗi trong phòng ngủ. Màn chống muỗi là một công cụ truyền thống chống muỗi, nó sử dụng cách ly vật lý để tách con người và muỗi, vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường.
3 nhóm người cần chú ý chuẩn bị việc chống muỗi
Muỗi là khách không mời mà đến vào mùa hè, tiếng vo ve của chúng dường như báo hiệu mùa hè đã đến. Mặc dù muỗi mang đến cho chúng ta nhiều phiền phức, nhưng bạn có biết không? Thực tế có những người không phù hợp để muỗi tấn công. Vậy, nhóm người nào đối mặt với rủi ro cao từ muỗi?
1. Phụ nữ có thai
Hóa chất sản sinh từ vết muỗi cắn kết hợp với sự thay đổi hormone có thể gây ra sự khó chịu trong thai kỳ, thậm chí có hại cho thai nhi.
Ví dụ, phụ nữ có thai bị muỗi đốt trong thời gian mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
2. Bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường có làn da khô hơn người bình thường, dễ bị muỗi đốt và khả năng liền sẹo kém.
Nếu bệnh nhân tiểu đường bị muỗi đốt, có thể gây nhiễm trùng vết thương, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
3. Người có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm
Người có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm có chức năng phòng vệ cơ thể giảm sút, không thể chống lại rủi ro nhiễm trùng từ vết cắn của muỗi. Những người này nếu bị muỗi đốt dễ phát triển thành bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, như sốt xuất huyết, sốt rét và những căn bệnh khác.