Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục", đâu là giải pháp cho những vị sếp quá hăm chưa băm?

Louis,
Chia sẻ

Việc trở thành sếp khi tuổi đời còn khá trẻ khiến nhiều Millennials lầm vào hoàn cảnh khó xử khi làm việc với nhân viên dù nhiều hay ít hơn tuổi.

Ở thời điểm hiện tại, thật sự không quá khó để có thể tìm thấy một cá nhân đang làm sếp khi tuổi đời vẫn chưa chạm mốc 30. Millennials hay còn gọi là thế hệ Y (khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) là những con người năng động, sáng tạo và họ sẵn sàng bức phá mọi giới hạn. Vì lẽ đó, không quá khó hiểu khi có ngày càng nhiều người trong độ tuổi này đã có thể dẫn dắt một đội nhóm trong các công ty lớn nhỏ.

Xét về độ tuổi, millennials không phải là những cá nhân có tuổi đời dày dặn. Vì lẽ đó, khi làm sếp, millennials sẽ phải là việc với những cấp dưới có tuổi đời lớn hơn mình ít nhiều. Điều này phần nào tạo ra những khó khăn, ngăn trở cho cả người làm sếp lẫn cấp dưới.

Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục": Đâu là giải pháp cho những vị sếp Millennials? - Ảnh 1.

Đơn cử như câu chuyện của Mỹ Linh, 30 tuổi, trưởng phòng sáng tạo nội dung của một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ sự năng động, sáng tạo và luôn chủ động trong công việc cũng như nền tảng kinh nghiệm sâu rộng tích lũy được do những tháng năm bắt đầu đi làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Mỹ Linh được cất nhắc lên làm sếp khi tuổi đời chưa tròn 30.

Làm sếp khi còn quá trẻ, dẫn dắt một nhóm có những thành viên lớn tuổi hơn cả mình chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với Mỹ Linh. Có những cuộc họp, cô bị cấp dưới phản bác lại luận điểm bằng lý do “tuổi đời chị lớn hơn em, chị có kinh nghiệm trong chuyện này nên em cần tôn trọng chị”. Câu chuyện tuổi đời nhiều lúc khiến Mỹ Linh không dám dứt khoát với các thành viên trong nhóm.

Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục": Đâu là giải pháp cho những vị sếp Millennials? - Ảnh 2.

Bên cạnh những nhân sự có phần luống tuổi, nhóm của Mỹ Linh cũng không thiếu những cá nhân trẻ trung, năng động. Đặc thù của các bạn là chưa nhiều kinh nghiệm nên đôi khi bỗ bã trong giao tiếp, không biết giới hạn và khoảng cách, ăn nói vẫn chưa được chỉn chu và cân nhắc. Có lần Mỹ Linh đã có những cuộc nói chuyện nghiêm túc với các bạn về câu chuyện giao tiếp “cá mè một lứa” với đồng nghiệp.

Vậy, làm cách nào để có thể giao tiếp một cách hiệu quả cũng như tạo nên một mối quan hệ sếp - cấp dưới lành mạnh, vừa thân thiết nhưng vẫn ranh giới hẳn hoi cho những millennials đang dẫn dắt đội nhóm. Dưới đây là một số bí quyết:

1. Biết lắng nghe

Một trong những yếu tố khiến sếp được nhân viên của mình tín nhiệm đó chính là biết lắng nghe. Chẳng ai muốn làm việc với một người suốt ngày cho mình là đúng và thích áp đặt ý kiến lên người khác cả. Việc áp đặt chỉ làm giảm tính sáng tạo, sự hào hứng và nới rộng thêm khoảng cách trong khi đó sự lắng nghe khiến mọi người cảm thấy mình được tôn trọng và quan tâm.

Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục": Đâu là giải pháp cho những vị sếp Millennials? - Ảnh 3.

Hãy để nhân viên thấy sếp đang đồng hành cùng mình trong quá trình xử lý công việc. Những câu hỏi mở kiểu như “các bạn nghĩ thế nào?”, “làm như vậy đã ổn chưa?”, “nếu chưa thì ta cần làm gì?” sẽ khiến cuộc hội thoại trở nên tự do và dân chủ hơn. Tuyệt đối không quát nạt hay đe dọa nhân viên.

Bên cạnh đó, người làm sếp cũng cần rạch ròi giữa việc công và chuyện tư. Đừng nên quá can thiệp và đời sống cá nhân của nhân viên cũng đừng nên để họ biết quá nhiều về cuộc sống cá nhân của mình. Những câu chuyện thuộc về cá nhân, người làm sếp nên lắng nghe và đưa ra những lời khuyên trung lập.

2. Biết cách đưa ra mệnh lệnh

Cách đưa ra mệnh lệnh vô cùng quan trọng bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người nhận mệnh lệnh. Rõ ràng thông điệp của cả hai câu “hãy làm việc này đi!”“bạn có thể giúp tôi làm việc này chứ? Cảm ơn” là hoàn toàn giống nhau; tuy nhiên, cảm xúc nó mang lại cho người nghe khác xa nhau hoàn toàn.

Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục": Đâu là giải pháp cho những vị sếp Millennials? - Ảnh 4.

Phàm ai cũng thích sự nhẹ nhàng, tình cảm, cho nên người làm sếp tránh gây tổn thương cho nhân viên bằng sự bỗ bã để rồi tạo nên những khoảng cách và rào cản không đáng có. Hãy luôn mở đầu mệnh lệnh bằng một câu hỏi lựa chọn và kết thúc bằng “cảm ơn” hoặc “làm ơn”.

3. Tuân thủ quy tắc công ty

Tổ chức nào cũng có những quy tắc riêng, buộc mỗi cá thể phải tuân theo để đảm bảo tính thống nhất cũng như kỷ luật chung. Những tiêu chuẩn bắt buộc này phải được thực hiện đúng và không thể phá vỡ, nếu không sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường.

Là người làm dẫn dắt, sếp phải biết cách đi đầu và làm gương cho những cá nhân trong tổ chức. Trước khi đòi hỏi nhân viên làm gì thì bản thân sếp đã phải thực hiện được điều đó trước. Nhân viên sẽ nhìn vào sếp mà tuân thủ theo. Trong những trường hợp chính sếp là người phạm lỗi, đừng ngần ngại nhận khuyết điểm và nói lời xin lỗi để thể hiện tinh thần trách nhiệm.

Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục": Đâu là giải pháp cho những vị sếp Millennials? - Ảnh 5.

4. Duy trì giới hạn

Dù có thân thuộc đến cách mấy thì mối quan hệ giữa sếp và nhân viên vẫn là mối quan hệ đồng nghiệp chỉ nên tồn tại trong khuôn viên công việc và văn phòng. Đừng để mọi thứ đi quá giới hạn của nó.

Sếp có thể thỉnh thoảng tham gia vào những câu chuyện tếu táo hay phát động và tham gia các hoạt động team building nhưng tuyệt đối đừng can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của mỗi cá nhân.

Cấp trên trẻ tuổi nên nhân viên "bất tuân bất phục": Đâu là giải pháp cho những vị sếp Millennials? - Ảnh 6.

Chia sẻ