Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh

MINH HẰNG,
Chia sẻ

Những phụ nữ nhà Thanh cách đây khoảng 150 năm có nét đẹp ấn tượng, đặc biệt là đôi chân khiến người xem không thể rời mắt.

Theo đó, "Hồng nhan thời ấy" là tên của triển lãm bộ sưu tập những bức ảnh phụ nữ Trung Quốc thế kỷ 19 hiện đang được tổ chức tại Bảo tàng nghệ thuật Yixuxi tại Bắc Kinh. Thời gian triển lãm diễn ra từ ngày 8/3/2023 đến 9/6/2023.

Đây cũng là lần đầu tiên có nhiều ảnh gốc như vậy được sưu tầm ở trong và ngoài Trung Quốc để khắc họa hình ảnh và điều kiện sống của phụ nữ trong triều đại nhà Thanh vào thế kỷ 19. Những người trong bộ sưu tập ảnh này thuộc nhóm những phụ nữ Trung Quốc đầu tiên được chụp hình.

Triển lãm có 60 bức ảnh và tất cả đều là ảnh gốc. Theo nhiếp ảnh gia Lý Hân, một trong những người tham gia tổ chức triển lãm, trong 20 năm qua, bà và các cộng sự đã tiến hành sưu tầm những bức ảnh này từ nhiều thành phố trên khắp thế giới. Sau đó, họ nghiên cứu kỹ lưỡng về nguồn gốc và chọn lọc ra 60 bức ảnh để giới thiệu với công chúng. Nhân vật trong các bức ảnh này thuộc những giai cấp khác nhau, họ có thể là dân thường hoặc mệnh phụ phu nhân.

Bảo tàng trưng bày triển lãm và phía các nhiếp ảnh gia đều mong muốn rằng, thông qua sự kiện ý nghĩa này, khán giả có thể hiểu thêm về diện mạo, trang phục cũng như công việc của những người phụ nữ sống ở thế kỷ 19.

Những người phụ nữ thời nhà Thanh có diện mạo và trang phục ra sao? Loạt ảnh hiếm dưới đây sẽ phần nào tiết lộ đáp án cho câu hỏi này.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 1.

Ảnh chụp một người phụ nữ Phúc Kiến kinh doanh ngành trà tại Hội chợ thế giới tổ chức ở Paris vào năm 1867. Đây cũng chính là một trong những bức ảnh gốc sớm nhất được biết đến về những người phụ nữ làm nghề buôn bán trà ở Trung Quốc.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 2.

Các nữ nhân công tiến hành vò và sàng lá trà. Bức ảnh này được chụp vào những năm 1870, với chiều ngang là 27 cm.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 3.

Một người phụ nữ cầm quạt giấy. Ảnh chụp vào năm 1880, với kích thước là 19x18 cm.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 4.

Một vị phu nhân quý tộc thời nhà Thanh. Bà mặc triều phục và đeo một chiếc vòng cổ thuộc loại dành cho quan tứ phẩm trở lên của triều đình. Bức ảnh chụp vào thập niên 1880, kích thước 25x16 cm.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 5.

Ảnh chân dung một cô gái thời nhà Thanh do nhiếp ảnh gia người Anh William Saunders thực hiện vào thập niên 1870. Kích thước ảnh là 25x21 cm. Bức ảnh cho thấy một cô gái xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, duyên dáng với đôi chân nhỏ. Vào khoảng thời gian từ năm 1863 đến 1888, nhiếp ảnh gia William Saunders đã mở một tiệm chụp hình ở Thượng Hải. Ông đã ghi lại được nhiều câu chuyện và văn hóa trong thời gian này.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 6.

Bức ảnh này về 4 cô gái chơi nhạc cụ vào thập niên 1870. Kích thước ảnh là 20x26 cm.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 7.

Đây là bức ảnh "người phụ nữ chân nhỏ" vào thập niên 1880. Bức ảnh này theo phong cách phương Tây tại các tiệm chụp ảnh vào cuối thời nhà Thanh, với tấm vải nền và cách trang trí căn phòng đặc trưng.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 8.

Bức ảnh "Ba người phụ nữ thưởng trà" được chụp vào năm năm 1890, kích thước 27x21 cm. Trong ảnh, ba người phụ nữ này mặc đẹp. Cách bài trí nhà và dụng cụ để uống trà cho thấy những người phụ nữ này là thành viên của gia tộc giàu có. Tư liệu được các nhiếp ảnh gia tìm thấy mô tả bức ảnh này được chụp tại Quảng Đông. Đây là ba người vợ của một viên quan thời nhà Thanh.

Cận cảnh phụ nữ nhà Thanh cách đây 150 năm: Đôi chân “cực phẩm” khác xa phim ảnh - Ảnh 9.

Ảnh chụp hai người phụ nữ ở Phúc Kiến mặc trang phục truyền thống. Đây là bức ảnh do một nhiếp ảnh gia người Đức tên là F. Schoenke chụp lại. Các tài liệu còn lưu giữ lại tiết lộ rằng, nhiếp ảnh gia F. Schoenke chính là người đầu tiên mở tiệm chụp ảnh tại Phúc Kiến.

Bài viết tham khảo nguồn: Sina, Thepaper

Chia sẻ