Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố

Trung Hạ,
Chia sẻ

Chiếc máy ảnh phương Tây đã để lại cho hậu thế rất nhiều hình ảnh cũ của thời kỳ cuối triều đại nhà Thanh. Mỗi tấm ảnh chứa đựng một câu chuyện đặc biệt, là một phần trong dòng chảy lịch sử.

Cuối triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc, chế độ phong kiến dần bị mờ nhạt bởi sự xâm nhập của các nước phương Tây. Văn hóa cuối thời nhà Thanh cũng bắt đầu thay đổi, phá vỡ sự ràng buộc của chủ nghĩa phong kiến, từng bước Tây hóa.

"Thuyền kỹ" và những vị công tử trên nhà thuyền Quảng Châu.

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 1.

Thuyền kỹ là những người phụ nữ tiếp khách trên tửu lâu di động bằng thuyền trong xã hội Trung Quốc xưa. Loại thuyền này còn được gọi là "thuyền hoa" (khác với thuyền hoa chuyên dụng trong đám cưới ở Việt Nam), thường được thắp sáng lung linh và sang trọng. 

Vào thời nhà Minh, dọc theo hai bên bờ sông Tần Hoài ở Nam Kinh, loại hình kinh doanh bằng “thuyền hoa” rất thịnh vượng, tiếp theo là khu vực Tô Châu. Những con thuyền sáng đèn rực rỡ đầy tiếng nhạc và ca múa của thuyền kỹ lênh đênh trên con nước êm đềm, vẽ bài hát trên sông, bốn mùa nhộn nhịp không dứt.

Sau triều đại nhà Minh, các ghi chép của văn nhân về thuyền kỹ thường được tìm thấy trong các ghi chép, bao gồm "Bản Kiều tạp ký", "Tần Hoài họa phang lục", "Họa phang dư đàm", "Ngô môn họa phang lục", "Triều Gia Phong Nguyệt Ký"...

Theo đó, mô hình kinh doanh ca kỹ trên sông nước được mô tả như sau: “Thuyền tửu lâu ở Quảng Châu không dưới bảy tám nghìn, tất cả đều là tô son trát phấn vì miếng cơm manh áo…” (tạm dịch).

Người ăn mày trên đường phố cuối triều Thanh.

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 3.

Những mảnh vải che thân trên cơ thể người đàn ông gần như rách bươm, đầu tóc rối bời, ngay cả giày cũng không có.

Bức ảnh được chụp ở tiệm chụp ảnh thời bấy giờ với bối cảnh dàn dựng sẵn. 

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 4.

Hai người phụ nữ trong ảnh bó chân “bảy tấc kim liên”, nhọn như bánh ú, ngồi ở giữa là một đứa trẻ.

Bó chân là một phong tục cổ đại của Trung Quốc. Các cô gái bốn hoặc năm tuổi phải được bó chân để sở hữu đôi bàn chân nhỏ như búp sen xinh đẹp (theo quan niệm thẩm mỹ thời bấy giờ). Bàn chân của họ được quấn chặt bằng vải, có thể làm gãy luôn xương để hạn chế sự phát triển của bàn chân, thậm chí biến dạng để đạt được mục đích kích thước nhỏ hơn. Tục bó chân đi ngược lại quy luật sinh trưởng tự nhiên của cơ thể, có thể bị xem là một hủ tục làm tổn thương cơ thể và ý chí của người phụ nữ.

Những bức ảnh cũ chụp cảnh đường phố cuối triều đại nhà Thanh. 

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 5.

Hai người phụ nữ ngồi trên một chiếc ghế quầy hàng, trên các bậc thang đầy đám đông vây xem vì họ tò mò với chiếc máy ảnh.

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 6.

Tại một con đường khác, người bày sạp hàng, người qua lại, đàn ông để giữ bím tóc thật dài. Bên phải bức ảnh chỉ để lộ bốn chữ "cửa hàng hà bao". “Hà bao” chính là túi tiền thời bấy giờ.

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 7.

Mọi người tò mò nhìn vào máy ảnh. Khắp con đường có người bán rong, phu khuân vác, các tiệm bán trà, cửa hàng bán vải… Giữa bức ảnh là một một người đàn ông đẩy chiếc xe rùa. Xe rùa phương tiện vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất vào cuối triều đại nhà Thanh.

Đường phố Bắc Kinh vào cuối triều đại nhà Thanh đã bắt đầu “Tây hóa”, có cột điện, đèn đường.

Ảnh hiếm nhà Thanh: Ca kỹ trên sông trở thành mô hình kinh doanh phồn thịnh, cột đèn lần đầu thắp sáng đường phố - Ảnh 8.

Trong nửa đầu năm 1881, nhà truyền giáo người Mỹ Calvin Wilson Mateer đã nhận được một máy phát điện và thiết bị đèn điện từ các thương gia Người Mỹ, lần đầu tiên thắp sáng đèn điện trong Văn hội quán (hội quán giao lưu văn hóa của các nước), mở ra một kỷ nguyên mới chiếu sáng đèn trong lịch sử Trung Quốc. 

Năm 1882, công ty điện quang Thượng Hải, được thành lập bởi Người Anh R.W.Little, tiền thân của Công ty Điện lực Thượng Hải, sau đó các hộ dân ở Thượng Hải bắt đầu sử dụng đèn điện.

Năm Quang Tự thứ 14 (năm 1888), hoàng cung đã được lắp đặt đèn điện, sau đó được sử dụng trên quy mô lớn ở Tử Cấm Thành. Kể từ đó, các thành phố lớn khắp Trung Quốc dần sử dụng đèn điện.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ