Các sếp nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại!

Quiry,
Chia sẻ

Chúng ta vẫn thường vạch ra ưu điểm/nhược điểm của nhảy việc cuối năm. Nhưng chẳng một ai tự hỏi, liệu nếu chúng ta "bay màu" lúc này, những người quản lý sẽ suy nghĩ gì.

Nhảy việc cuối năm không phải là câu chuyện quá xa lạ. Những áp lực đè nén gần Tết, những dự định mới và những chùng chình lòng người như một lực đẩy mạnh mẽ khiến chúng ta muốn buông bỏ hơn bao giờ hết. 

Ừ thì dẫu đi hay ở lại đều sẽ có những lợi, hại riêng. Nhưng đứng từ góc độ của người sếp, người làm nhân sự, có lẽ những vấn đề này sẽ được bao quát hơn cả. Cùng lắng nghe chia sẻ từ những người cấp trên để xem họ suy nghĩ thế nào khi nhân sự cấp dưới nộp đơn xin nghỉ cuối năm nhé!

Lifestyle Blogger Bạch Dương: "Trước hay sau Tết không phải điều đem ra cân đo để xem có nghỉ việc hay không."

Với những ai đam mê về Lifestyle và có biết qua cuốn sách "Những cô gái ồn ào", hẳn bạn sẽ nhớ đến tác giả Bạch Dương. Ở trên mạng xã hội, cô nàng Bạch Dương đã có nhiều những chia sẻ thú vị liên quan tới cách quản lý đội ngũ nhân viên cũng như chia sẻ về những giá trị sống tốt đẹp. Khi được hỏi về chuyện nhân viên nhảy việc cuối năm, Blogger Bạch Dương cho rằng điều đó hết sức bình thường.

Các sếp và HR nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại! - Ảnh 1.

Lifestyle Blogger Bạch Dương.

"Thời điểm trước hay sau Tết không phải là thứ các bạn ấy đem ra để cân đo xem nên nghỉ việc hay không. Nên trước tiên, hãy xem xét "lợi và hại" của chuyện nhảy việc. Sau đó xem xét đến "lợi và hại" của thời điểm nghỉ việc. 

Thứ nhất, lợi và hại của chuyện nghỉ việc thì dễ thấy quá rồi. Với nhân viên nghỉ việc, hẳn là họ đã kết thúc được một quãng thời gian không vui của bản thân. Bởi thường nếu họ thực sự hạnh phúc, phần trăm nghỉ việc là rất thấp. Họ sẽ có thời gian refresh bản thân, sẵn sàng cho chặng đường mới. Hơn nữa, đối với công ty kia, họ còn có cơ hội để tìm nhân sự mới tốt hơn.

Ngược lại, nghỉ việc với nhân viên làm đã lâu đồng nghĩa với việc mất đi thâm niên. Với các đơn vị có chế độ tốt cho cán bộ nhân viên, nhiều người sẽ rất để ý đến chuyện này. Ngoài ra, với tổ chức, họ bị xáo trộn bộ máy, phải bỏ ra thêm thời gian, chi phí để tuyển dụng thêm, đồng thời đào tạo họ thành một nhân viên chính thức.

Còn thứ hai, chúng ta sẽ bàn về thời điểm nhảy việc cuối năm gần Tết. Cái hại nhìn ra đầu tiên là nhân viên không được thưởng Tết, mất đi lương tháng thứ 13. Rồi kéo theo đó là những vấn nạn đau đầu khi Tết về nhà bố mẹ, họ hàng hỏi này hỏi nọ. Sang năm mới, chính những nhân sự ấy nhiều khả năng cũng sẽ chênh vênh, vô định trước tương lai của mình. Còn với công ty thì khỏi nói. Cuối năm là lúc họ chạy số doanh thu, nhân viên nghỉ thì những người ở lại mệt vô cùng. 

Các sếp nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại! - Ảnh 2.

Về lợi, thực sự theo quan điểm của mình, thời điểm này chẳng bên nào có lợi cả, ngoài một số lợi ích chung chung đã nêu ở trên. Nếu nhân sự chăm chỉ và thái độ tốt của mình nghỉ việc, hẳn là mình cũng sẽ buồn. Nhưng với những người khác, mình luôn trong tâm thế sẵn sàng đương đầu mọi thứ và coi nó là chuyện bình thường."

HR tại Giao hàng tiết kiệm: "Nhảy việc thực sự không phù hợp ở thời điểm này lắm!"

Chị Mai - Talent Development Specialist tại Giao hàng tiết kiệm cũng đã chia sẻ về câu chuyện nhảy việc cuối năm. Chị Mai từng là sinh viên Đại học Ngoại thương - một ngôi trường mà người ta hay gắn với cái mác "bay nhảy" nên hơn ai hết, chị rất thấu hiểu những vấn đề đằng sau.

"Lúc nào nhân viên nghỉ cũng làm bọn mình có thêm việc thôi. Thật ra cuối năm công ty nào cũng muốn ổn định trong tất cả mọi thứ, kể cả nhân sự cũng vậy. Nên nếu nghỉ cuối năm thì thật sự không hay. Nó còn ảnh hưởng tới KPI của nhân sự (với công ty áp dụng KPI). Thêm nữa cuối năm cũng khá khó để tuyển người mới. Sẽ phải có sự điều động hoặc sắp xếp nhân sự hợp lý. Tuy nhiên mọi chuyện cũng không phải quá to tát vì rồi như thế nào vẫn cứ phải giải quyết thôi!

Các sếp nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại! - Ảnh 3.

Về lợi ích, người cũ ra đi, người mới bước vào thì có làn gió mới, những idea mới, nhưng mình đánh giá ở thời điểm này không phù hợp cho lắm. 

Nhảy việc gần Tết, còn đặc biệt không nên với những nhân viên có thâm niên. Mất thưởng Tết, một loại các chi phí khác và phải chịu mức lương thử việc ở công ty mới. Còn chưa kể gần Tết khó xin việc bởi toàn là những nơi tuyển thời vụ. Cuối cùng, về tình về nghĩa, nhân viên nào nghỉ việc đột ngột lúc này đều gây biến chuyển khá lớn đối với bộ máy và hẳn sẽ không còn được lòng đồng nghiệp nữa. 

Nói đi thì cũng nói lại, cơ hội tốt đến mà lại bỏ vì Tết thì không ổn rồi. Tựu trung, tất cả vấn đề quy về bài toán đánh đổi, xem mình được và mất điều gì."

Các sếp nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại! - Ảnh 4.

Quả thực, qua cái nhìn của một người sếp và một người làm HR ở trên, chúng ta mới thấy sâu sắc hết những vấn đề xoay quanh câu chuyện tưởng rất bình thường: Nhảy việc cuối năm. Thử hỏi, liệu nếu bây giờ cho bạn cơ hội để đặt hết mọi thứ lên bàn cân, bạn có làm được không? Bất kỳ một quyết định vội vàng đều có thể phải trả giá bằng thời gian, tiền bạc và công sức.

Các sếp nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại! - Ảnh 5.

Hãy thật khôn ngoan và hỏi cả ý kiến của bạn bè, gia đình để lựa chọn cho mình một đường đi đúng đắn chị em công sở nhé! Mong rằng dù có quyết định thế nào, Tết này bạn vẫn ấm no, không chênh vênh và đủ tâm thế bước sang một năm mới nhiều hứng khởi, lạc quan!

Các sếp và HR nghĩ gì về chuyện nhảy việc cuối năm? Tâm tư của những người lãnh đạo chắc chắn sẽ khiến chị em công sở suy nghĩ lại! - Ảnh 6.


Chia sẻ