Bòn bon xứ Quảng: Quả rừng quê nghèo trở thành cực phẩm nam trân vì có công cứu đói vua Gia Long

Nufuki,
Chia sẻ

Để ghi công cho cây này, nhà vua đã khắc chạm hình trái bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì của Cửu Đỉnh ở sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế.

Nhắc đến đặc sản Quảng Nam, người ta thường nghĩ đến mỳ Quảng, cao lầu hay cơm gà Hội An trứ danh... nhưng ít ai biết tại vùng đất chưa mưa đã thấm này có một loại quả khiến cho ai ăn lần đầu đều phải phát nghiện bởi vị ngọt thanh pha chua kì lạ, đó chính là bòn bon. Bòn bon hay loòng boong là một loại trái cây lành tính, ngon và từng được dùng làm lễ vật tiến Vua khi xưa.

Bòn bon xứ Quảng: từ quả rừng quê nghèo trở thành cực phẩm nam trân vì có công cứu đói vua Gia Long - Ảnh 1.

Bòn bon là loại trái cây đặc sản Quảng Nam, nhưng ngon nhất thì phải nói tới bòn bon Tiên Phước (một huyện nghèo tại Quảng Nam), nơi đây cũng được mệnh danh là thủ phủ của trái bòn bon ở xứ Quảng bởi số lượng trồng và bán ra rất lớn, được nhiều người rất thích ăn.

Tương truyền khi xưa, vua Gia Long bị vây đánh, thua chạy vào núi rừng Quảng Nam lánh nạn, trong lúc lương thực đã cạn kiệt, người đói lả thì vô tình gặp phải một rừng cây trái lạ. Vua ăn thử thì thấy rất ngon liền đặt tên là trái nam trân (trái quý ở phương Nam), nhờ số bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân sĩ phò vua mới cầm cự được. 

Bòn bon xứ Quảng: từ quả rừng quê nghèo trở thành cực phẩm nam trân vì có công cứu đói vua Gia Long - Ảnh 2.

Để ghi công cho cây này, nhà vua đã khắc chạm hình trái bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì của Cửu Đỉnh ở sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế.

Bòn bon sau đó được dùng để tiến vua mỗi khi đến mùa. Nhà Minh Mạng khi đó quy định mỗi mùa bòn bon phải tiến công 6 giỏ và có quy chế riêng đối với các khu rừng có quả này. Thậm chí trước năm 1854, triều đình còn có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh.

bon-1540105290989450865902
bon-1540105290989450865902
b5-1539318725408637437427
b5-1539318725408637437427

Bòn bon thường ra hoa vào tháng 4, tháng 5 âm lịch hằng năm, hoa có màu trắng dài, kết thành từng chuỗi nhỏ li ti mà cứng cỏi. Đến chừng tháng 7 thì bòn bon kết quả, đến tận tháng 9, tháng 10 thì chín vàng, có thể thu hoạch. Cây bòn bon trồng rất dể, ít tốn công và chi phí chăm sóc, dể thích nghi nhưng đến mùa thu hoạch thì lợi nhuận đem lại rất lớn cho người nông dân.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, bòn bon càng cuối mùa thì càng ngọt, càng ngon, nên khi ăn thì chọn quả lớn vừa, vỏ hơi đen sẽ ít hạt và ngọt hơn. Đây cũng là loại quả mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân ở đây. 

Bòn bon xứ Quảng: từ quả rừng quê nghèo trở thành cực phẩm nam trân vì có công cứu đói vua Gia Long - Ảnh 4.

Thưởng thức bòn bon phải rành từ cách bóc vỏ, người sành ăn sẽ bóc từ phía dưới bóc lên, vỏ sẽ không bị xơ mà xoè ra như đóa hoa vàng. Sau đó nếm dần từng múi, không ăn hạt vì có vị đắng. Ngậm múi bòn bon nghe vị ngòn ngọt, chua chua thanh thanh thấm dần vào lưỡi, mê hoặc bởi vị ngon hiếm có của bòn bon. Điều lạ kì là loại trái cây này có thể ăn bất cứ lúc đói hay no, cũng không sợ xót hay nặng bụng.

Trái bòn bon nhìn hao hao giống quả dâu đất, khi chín sẽ có màu vàng nhạt như mỡ gà, trông rất đẹp mắt. Mùa bòn bon chín rộ, những chùm bòn bon nặng trĩu, mọc dày từ thân đến ngọn, trái trĩu nặng trên cành xen lẫn lá xanh, sẽ khiến cho du khách tới thăm ngỡ ngàng và thèm thuồng.

Bòn bon xứ Quảng: từ quả rừng quê nghèo trở thành cực phẩm nam trân vì có công cứu đói vua Gia Long - Ảnh 5.

Ngày nay, ta có thể thấy được các loại trái cây nhập ngoại xuất hiện khắp nơi trong siêu thị như bòn bon Thái với giá trung bình từ 60.000 – 80.000 VNĐ/kg trong khi bòn bon Quảng giá rẻ hơn, giao động từ 25.000 – 40.000 VNĐ/kg. 

Bòn bon xứ Quảng không ngọt như bòn bon Thái, quả nhỏ nhưng rất thơm, có vị chua thanh đặc trưng, nên khi ăn sẽ có cảm giác gây nghiện muốn ăn hoài chứ không mau ngán. Thậm chí hàm lượng vitamin C của bòn bon Quảng còn cao hơn cả bòn bon Thái.

Bòn bon xứ Quảng: từ quả rừng quê nghèo trở thành cực phẩm nam trân vì có công cứu đói vua Gia Long - Ảnh 6.

Không chỉ phần thịt, những thành phần khác của quả bòn bon cũng được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu :

Vỏ quả bòn bon đem đốt có thể xua đuổi muỗi, đồng thời làm chất se và điều trị bệnh lỵ.

Nhựa cây điều trị các bệnh dạ dày và đường ruột.

Hạt bòn bon đem nghiền lấy bột để điều trị bệnh giun đường ruột, hạ sốt.

Lá bòn bon chiết tách có tác dụng ức chế bệnh u da.

Chia sẻ