Bộ Y tế báo động tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh
Đây là nội dung được nói đến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và An toàn thực phẩm năm 2014, tổ chức ngày 2-1.
Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và ATTP năm 2014, tổ chức ngày 2-1.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, năm 2013, tỷ lệ cơ sở vi phạm về ATTP đã giảm từ 21,2% năm 2012 xuống còn 20,1%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn cho rằng, số vụ vi phạm được xử lý, số vụ ngộ độc thực phẩm, tử vong do ngộ độc chỉ là phần nổi, không phản ánh hết thực trạng ATVSTP nước nhà.
Đặc biệt ở thời điểm giáp Tết như hiện nay, tình trạng “rượu độc”, nước ngọt làm bằng nước lã pha hương liệu, giò chả chứa hàn the, tương ớt chứa chất tạo màu độc hại… khiến cơ quan quản lý chưa thể yên tâm. “Khi tiếp xúc cử tri tại địa phương, nhiều người nói không ăn cũng chết mà ăn thì chết dần, chết mòn vì nhiễm độc mãn tính, suy kiệt sức khỏe và giống nòi”- Bộ trưởng Y tế chia sẻ.
Nói về đề rượu, qua kiểm nghiệm các mẫu rượu năm 2013, có đến 61,2% mẫu rượu chứa hàm lượng andehyt vượt mức cho phép. Đây là hợp chất độc hại có thể gây mù, suy gan, suy thận, tử vong. Ngoài ra không ít mẫu rượu công nghiệp bị phát hiện có chứa methanol, ethanol gấp hàng trăm lần cho phép. Trong khi đó người Việt Nam sử dụng bia rượu rất nhất, trung bình một năm một người uống 5 lít rượu, 20 lít bia. Do vậy, chỉ riêng số người tử vong do ngộ độc rượu mà cơ quan chức năng ghi nhận được trong năm đã là 14 trường hợp.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và An toàn thực phẩm năm 2014. Ảnh Minh Tuyết
Về phía, Bộ NN&PTNT Bộ Trưởng Cao Đức Phát thực trạng đảm bảo ATVSTP từ khía cạnh nạn buôn lậu gia cầm. Theo đó, trong năm 2013, nạn buôn lậu gia cầm qua biên giới đã được ngăn chặn tốt song vẫn diễn biến hết sức phức tạp, bởi lĩnh vực này đem lại lợi nhuận lớn chỉ sau… buôn ma túy.
Nếu không quyết liệt ngăn chặn được thực trạng này thì đó sẽ là con đường lây truyền các loại virus cúm gia cầm H5N1, H7N8, H10 N9…, gây bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm cũng như lây lan sang người. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng lưu ý, thông thường cứ đến dịp cuối năm người dân ăn tiết canh nhiều nên ra Tết số người nhập viện và tử vong do mắc liên cầu khuẩn luôn tăng đột biến.
Đại diện lãnh đạo các Bộ Công thương, Bộ Tài chính bày tỏ quan ngại về sự tràn lan các loại thuốc kích thích, tăng trưởng rau quả. Thực trạng này đã rất phổ biến chứ không còn nhỏ lẻ, tản phát, trong khi chính quyền nhiều địa phương chưa nhận thức sâu sắc được vấn đề còn chế tài xử phạt thì “như phủi bụi”.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, việc đưa chất độc hại vào sản xuất thực phẩm để kiếm lợi trên sức khỏe chính con người là một tội ác và cần phải xử lý như với hành vi tội phạm chứ không chỉ là vi phạm bình thường
`
Đi đôi công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thì công tác phòng chống dịch năm 2013 đã đạt được những kết quả tốt, hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch đều giảm về số mắc và tử vong so với cùng kỳ năm 2012. Trong năm, đa số các chỉ tiêu về tiêm chủng được thực hiện đúng tiến độ.
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh được xây dựng theo 4 tình huống đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm theo tình tình huống dịch bệnh thực tế đang xảy ra. Công tác giám sát phòng chống dịch bệnh thường xuyên được kiện toàn, triển khai ở các tuyến đã đưa ra các nhận định, cảnh báo, dự báo sớm hình hình bệnh truyền nhiễm, triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch.
Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với công tác phòng chống dịch bệnh phải luôn sẵn sàng, không bao giờ được chủ quan. Trong đó, phải tập trung mạnh vào các dịch bệnh có nhiều người mắc, nhiều người tử vong. Riêng với công tác ATTP, Phó Thủ tướng cho rằng, đảm bảo ATTP không chỉ là vấn đề bảo vệ sức khỏe mà còn là giống nòi nên phải hành động quyết liệt.
Bên cạnh việc xử thật nặng, thật kiên quyết cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu, không vi phạm và không sử dụng thực phẩm mất an toàn. Phó Thủ tướng cũng chỉ ra, nhiều địa phương hiện chưa nhận thức đúng, vào cuộc chưa quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo ATTP.
4 dịch bệnh nghiêm trọng nhất trong 9 năm đầu thế kỷ 21