Bị tát trong nhà vệ sinh, nữ sinh 17 tuổi tìm đến cái chết

Theo Tiền phong,
Chia sẻ

Nhật Bản là quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới. Theo thống kê trong hơn 40 năm (1972-2013), đã có khoảng 18.000 người dưới 18 tuổi tìm đến giải pháp cực đoan.

Nanae Munemasa trở thành nạn nhân của bạo lực học đường khi mới học cấp 2. Nữ sinh 17 tuổi nhớ lại mình đã bị một học sinh nam đánh bằng cán chổi. Cô thậm chí còn bị tát trong nhà vệ sinh nữ và bị tấn công trong tiết học bơi.

Điều đáng nói, Nanae không phải là học sinh duy nhất gặp phải tình trạng này. Theo các số liệu thống kê, số vụ học sinh tự tử xảy ra vào đầu tháng 9 nhiều hơn hẳn những thời điểm khác trong năm. Đây cũng là thời gian các trường học ở Nhật Bản khai giảng năm học mới.

Nanae Munemasa (17 tuổi) đã từng là nạn nhân của những hành động bắt nạt tại trường học.

Nanae Munemasa (17 tuổi) từng là nạn nhân của những hành động bắt nạt tại trường học.

“Khi mùa hè kết thúc, bạn phải quay trở lại trường học. Trong đầu bạn luôn băn khoăn lo lắng về việc mình sẽ bị bắt nạt, và việc tự tử là điều hoàn toàn có thể xảy ra” - Nanae chia sẻ. Cô gái này trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt chỉ bởi cô đã tham gia chương trình trao đổi học sinh giữa các trường học trong một thời gian ngắn. Khi trở lại trường, cô bị một vài người bạn coi là... kẻ "đào tẩu".

Khi tình trạng trở nên ngày càng tồi tệ, Nanae từng nghĩ đến việc tự tử, nhưng rất may điều đó đã không xảy ra. “Tôi nghĩ đến cha mẹ mình. Việc tự tử sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì” - Nanae tâm sự. Cuối cùng, cô đã quyết định nghỉ học ở trường và ở nhà gần một năm.

Mẹ của Nanae, bà Mina Munemasa cũng là nguồn động viên của con gái, giúp cô thoát khỏi bế tắc sau khi nghe thấy cô vẫn thường nói những câu "gở" như: "Con sẽ nhảy từ Tháp Tokyo, con nghĩ mình có thể bay. Tôi không nghĩ trường học là nơi con mình phải đánh đổi mạng sống”.

Nanae cho rằng, suy nghĩ tập thể mà nền giáo dục Nhật Bản đang hướng tới chính là nguyên do căn bản của vấn nạn tử tự trong thanh thiếu niên. Cụ thể là ở Nhật Bản, bạn phải kết nối chặt chẽ với những người xung quanh. Nếu không thể làm được điều này, bạn sẽ bị lờ đi hoặc bị bắt nạt. Cách suy nghĩ của mọi người phải thống nhất, và điều này đã giết chết đặc trưng của mỗi cá nhân”.

Nhiều học sinh tìm đến cái chết để thoát khỏi sự cô lập và căng thẳng.

Nhiều học sinh tìm đến cái chết để thoát khỏi sự cô lập và căng thẳng.

Các chuyên gia cũng đồng tình với cách nhìn nhận này. TS Tâm thần học Nhi khoa Ken Takaoka cho biết tỉ lệ tự tử tăng cao khi năm học mới bắt đầu bởi xu hướng “ưu tiên hoạt động tập thể”. Những đứa trẻ không kết nối với các nhóm sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bắt nạt rất cao.

Để nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này, Tổ chức phi lợi nhuận Futoko Shimbun của Nhật Bản đã xuất bản một ấn phẩm dành riêng cho những trẻ em nghỉ học do bị bắt nạt. Đại diện hãng cho biết vấn đề càng trở nên trầm trọng bởi suy nghĩ cho rằng đến trường là lựa chọn duy nhất. Những đứa trẻ như sống trong địa ngục khi nghĩ đến việc mình sẽ bị bắt nạn, nhưng chúng không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đến trường hàng ngày.

Hiện tại, Nanae đã tiếp tục việc học của mình. Cô và anh trai cùng tham gia vào một ban nhạc pop có tên Nanakato. Họ hi vọng một ngày nào đó, lượng fan của họ sẽ lấp kín sân vận động nổi tiếng Budokan và được ra nước ngoài biểu diễn.

Nanae cũng đã chia sẻ những trải nghiệm khủng khiếp của mình và cách cô vượt qua chúng trên mạng xã hội nhằm giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. “Sẽ thật tốt nếu tôi có thể giúp mọi người từ bỏ ý định tự tử”.

Mẹ của Nanae cho biết việc sử dụng Internet đã góp phần giúp con gái bà vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất. “Con bé kết nối với nhiều người bạn trong và ngoài nước, và nó đã lấy lại được sự tự tin. Người lớn thường cho rằng việc sử dụng Internet mang lại tác động tiêu cực. Nhưng trong trường hợp này, nếu được khai thác đúng cách, nó có thể đem đến những hiệu quả bất ngờ”.


Chia sẻ