Bí quyết trường thọ của BS 103 tuổi: Chăm ăn thực phẩm chống đột quỵ nhưng không phải vừng đen hay các loại hạt
Hóa ra đây mới là món được BS 103 tuổi ăn đều đặn để chống đột quỵ, kéo dài tuổi thọ!
Khi nói đến những bậc lương y tài năng, tâm huyết với nghề, cống hiến cả đời cho nền y học Trung Quốc, người ta không thể bỏ qua cái tên Ruan Shiyi, vị giáo sư, quốc y đại sư nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về tim mạch. Ông sinh năm 1917 và đã từ trần vào năm 2020, hưởng thọ 103 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ y bác sĩ noi theo.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống y học, ông nội là danh y nổi tiếng vùng Hà Bắc (Trung Quốc), bố cũng nối nghiệp ông, mở tiệm thuốc và chữa bệnh cứu người. BS Ruan Shiyi sớm đã được tiếp xúc với y học cổ truyền. Ngay từ khi 8 tuổi, ông đã thuộc lòng cuốn "Thang Đầu Ca Quyết", nắm được những kiến thức cơ bản về các bài thuốc và triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, ban đầu Ruan Shiyi lại không theo đuổi con đường y học. Sau này, ông quyết định thi vào khoa Công nghệ (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc), mong muốn góp phần xây dựng quê hương. Nhưng rồi, chứng kiến nhiều người dân chịu đau đớn, bệnh tật, Ruan Shiyi lại nhớ về những kiến thức y học được học từ nhỏ. Ông quyết định thi vào trường Y (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc), sau khi tốt nghiệp khoa Công nghệ.
Sau khi ra trường, BS Ruan Shiyi làm việc tại khoa Nội, một bệnh viện ở Thiên Tân. Nhận thấy những hạn chế của Tây y trong việc điều trị các bệnh nội khoa, ông bắt đầu theo học các danh y nổi tiếng về Trung y. Trong số đó, phải kể đến 2 người thầy là Zhao Jifan và Lu Guanhu. Dù lớn tuổi nhưng nhờ nền tảng vững chắc, Ruan Shiyi tiếp thu kiến thức rất nhanh.
Vì vậy, 2 người thầy rất yêu mến Ruan Shiyi và truyền dạy hết những tinh hoa y thuật. Một câu hỏi của thầy Zhao Jifan đã khiến ông trăn trở: "Tại sao con lại học Trung y?". Chính câu hỏi này đã tác động sâu sắc đến suốt cuộc đời ông.
Chú trọng chăm sóc sức khỏe tim mạch để sống thọ
BS Ruan Shiyi luôn tự hỏi bản thân, mục đích học y của mình là gì? Câu trả lời chính là mang lại sức khỏe cho người bệnh. Ông quyết tâm nghiên cứu sâu về bệnh tim mạch - căn bệnh có liên quan mật thiết đến tuổi tác và ngày càng phổ biến. Trung y cho rằng, "Thập nhân cửu thấp", "bệnh tim mạch là do tà thấp gây nên". Theo thời gian, chức năng tim mạch suy giảm, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở Trung y hay Tây y. Ruan Shiyi tâm niệm, phải kết hợp tinh hoa của cả hai nền y học này để nâng cao hiệu quả điều trị. Ông đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng này với thầy Lu Guanhu, nhận được sự ủng hộ tuyệt đối.
Trên con đường kết hợp y học cổ truyền và hiện đại, BS Ruan Shiyi đã đạt được những thành tựu đáng nể, trở thành một trong những người tiên phong, đặt nền móng cho phương pháp điều trị mới. Ông cũng là giáo sư, giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Đại học Y học cổ truyền Thiên Tân, góp phần đào tạo nhiều thế hệ lương y kế cận.
Bằng việc kết hợp Trung - Tây y, Giáo sư Ruan Shiyi đã có cái nhìn mới về bệnh xơ vữa động mạch. Trong Tây y, xơ vữa động mạch phần lớn là do tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao, thành mạch máu phải chống chọi khiến mạch máu dễ bị tổn thương. Đồng thời, lipid máu tăng cao sẽ dẫn đến thay đổi thành phần máu, tăng lipid máu, máu trở nên nhớt.
Sau đó, BS Ruan Shiyi phát hiện ra rằng, bệnh tim mạch tuy rất nguy hiểm nhưng nguy hiểm nhất phải là nhồi máu cơ tim. Một khi xảy ra nhồi máu cơ tim, thời gian cứu chữa rất ngắn. Dù may mắn cứu được bệnh nhân thì di chứng cuối cùng cũng rất nghiêm trọng, nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, BS Ruan Shiyi hy vọng có thể tìm được lối thoát cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, giải quyết dứt điểm một lần và mãi mãi.
BS Ruan Shiyi bắt đầu chú trọng vào thực phẩm. Huyết áp cao và mỡ máu cao có quan hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Chế độ ăn kiêng được thực hiện hàng ngày. Đây cũng là cách được đánh giá an toàn nhất.
Loại thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả nhất, không phải vừng đen hay các loại hạt nói chung
Đó chính là rong biển! BS Ruan Shiyi cuối cùng đã tìm ra loại thực phẩm chữa bệnh nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất và ông cũng dùng nó làm thuốc trong điều trị lâm sàng. Tất nhiên, ông không giữ bí mật về phát hiện này mà còn hào phóng chia sẻ với thế giới.
Trong một lần chia sẻ với truyền thông, ông cho hay: "Nhiều người nói rằng ăn một số loại hạt và hạt vừng đen có thể chống lại chứng nhồi máu cơ tim. Mặc dù axit béo không bão hòa trong những thực phẩm này có tác dụng nhất định trong việc hạ lipid máu. Tuy nhiên, dựa vào 2 thực phẩm này để chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì vẫn còn rất khó khăn".
"Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim thực sự là như thế này: Nó có khả năng làm mềm mạch máu và lưu thông máu tốt hơn. Nó thậm chí hiệu quả cho tất cả các triệu chứng tích tụ trong cơ thể. Chỉ cần kiên trì ăn, bạn có thể giữ tim mạch an toàn cả đời, sống đến trăm tuổi như tôi, không sợ bệnh tim mạch, đột quỵ. Thực phẩm này là rong biển", BS Ruan nói.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, rong biển có vị mặn, hơi đắng, tính lạnh, nên có tác dụng làm mềm mạch máu, tiêu ứ, giải đờm, điều kinh, thanh nhiệt. Nó có thể loại bỏ nhiệt bên trong. Trong cuốn "Bản thảo cương mục" cũng có ghi chép, rong biển có thể được sử dụng để điều trị các bệnh phù nề u mật, nhớt cứng đầu trong cơ thể.
Điều này cũng cho thấy, rong biển có khả năng điều hòa mạch máu, dẫn khí tốt. Nhồi máu cơ tim là do mạch máu bị tắc nghẽn và việc cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng. Nó có thể khai thông mạch máu, khí, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Đây là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, chống nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Về thành phần của rong biển cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Trước hết, rong biển có chứa một loại peptide có hoạt tính sinh học đặc biệt. Cấu trúc của chất này rất giống với chất ức chế ACE nên có thể làm giảm huyết áp, nhờ đó ngăn ngừa được bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Hơn nữa, rong biển rất giàu chất xơ, có thể cản trở quá trình hấp thụ chất béo của cơ thể, từ đó làm giảm lipid máu.
Ngoài ra còn có một nguyên tố vi lượng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đó là vitamin E, chất chống oxy hóa ngăn ngừa cơ thể không sản sinh ra các gốc tự do để phá hủy protein, giảm sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với nội mô tế bào. Từ đó ngăn ngừa một lượng lớn cholesterol tích tụ ở các bộ phận, sau khi mạch máu bị tổn thương.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ rong biển cần có kiểm soát, tránh vô độ. Vì có nguồn gốc từ biển, rong biển sẽ chứa một lượng muối nhất định, không thích hợp để ăn với số lượng lớn một lúc, thậm chí sẽ gây phản tác dụng.
(Nguồn: Toutiao, Health)