Bị con trai từ chối chăm sóc và chu cấp, đôi vợ chồng U70 không giận mà chỉ nói đúng 1 câu, thái độ của con khác biệt hẳn
Câu nói này đã khiến người con trai dần dần thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm của mình theo thời gian.
Trong bài viết, ông cho biết vợ chồng ông đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời, khi tuổi tác đã khiến sức khỏe suy yếu và cuộc sống hàng ngày trở nên bất tiện hơn. Ông Hưng không khỏi ngưỡng mộ khi nhìn thấy người hàng xóm được con cháu chăm sóc chu đáo, lo lắng từ bữa ăn, giấc ngủ đến quần áo mỗi ngày. Điều này khiến ông mong muốn được trải nghiệm sự quan tâm tương tự từ con trai mình.
Ông Vương chia sẻ rằng do kết hôn muộn, con trai duy nhất của ông, A Nguyên, hiện chỉ mới 28 tuổi. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, A Nguyên đã rời quê nhà để theo học đại học tại thành phố. Sau khi tốt nghiệp, anh đã tìm được việc làm và ổn định cuộc sống ở thành thị. Hiện nay, vì đang ở trong giai đoạn khởi đầu sự nghiệp và thu nhập chưa ổn định, A Nguyên vẫn độc thân và hàng tháng thuê nhà để sinh sống.
Theo chia sẻ của ông Vương Hưng, vào thời điểm ông gọi điện, con trai ông vừa đi làm về sau khi tăng ca, với giọng nói và vẻ ngoài đầy mệt mỏi. Dù biết khó có thể thuyết phục con trai trở về quê sống cùng, ông vẫn hy vọng A Nguyên có thể dành thêm thời gian để quan tâm hơn đến cuộc sống của cha mẹ ở quê.
Trong cuộc trò chuyện, ông Vương đã khuyên con trai nên về thăm quê thường xuyên hơn, không chỉ để kiểm tra nhà cửa mà còn để gắn kết với hàng xóm, họ hàng. Tuy nhiên, A Nguyên nhanh chóng từ chối với lý do công việc quá bận rộn, không có thời gian đi lại giữa thành phố và quê nhà.
Cuộc tranh cãi giữa hai cha con nảy sinh khi ông Vương nhấn mạnh rằng nhiều người con khác vẫn có thể phụng dưỡng cha mẹ mà không gặp vấn đề gì, thậm chí còn gửi tiền về báo hiếu. Ông đặt câu hỏi tại sao A Nguyên lại gặp khó khăn trong việc này.
Đáp lại, A Nguyên cho rằng cha mẹ đã có lương hưu và anh đang trong giai đoạn xây dựng sự nghiệp, quá bận rộn để lo thêm việc này. Trước khi cúp máy, anh cáu kỉnh gắt lên: "Bố mẹ có thể thông cảm cho con mà đừng gây chuyện như vậy được không?"
Sau khi nghe con trai nói, ông Hưng cảm thấy vô cùng thất vọng. Ông nhấn mạnh rằng vợ chồng ông không cần tiền bạc, mà chỉ mong con trai dành thêm sự quan tâm để xua tan cảm giác cô đơn tuổi già. Cuối cùng, ông buồn bã thở dài và nói ngắn gọn: "Con trai à, khi con có con rồi, con sẽ hiểu nỗi đau của câu nói vừa rồi." Sau đó, ông cúp máy.
Kể từ sau cuộc trò chuyện đó, mối quan hệ giữa hai cha con trở nên lạnh nhạt. Ông Vương cảm thấy buồn bã nhưng cũng bất lực, vừa giận con vừa hối hận vì đã để cảm xúc giận dỗi làm tình hình thêm căng thẳng.
Tuy nhiên, ba năm sau, ông bất ngờ khi thấy thái độ của A Nguyên thay đổi hoàn toàn. Con trai bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh sống của ông và chủ động hỏi xem bố mẹ có cần hỗ trợ tài chính không. A Nguyên thỉnh thoảng còn sắp xếp thời gian về quê ở lại 1-2 ngày để ở bên và chăm sóc bố mẹ. Sự thay đổi này khiến ông Vương cảm thấy nhẹ nhõm và xúc động.
Một buổi tối, hai cha con ngồi tâm sự với nhau. Hóa ra, trong vòng ba năm qua, A Nguyên đã dần ổn định cuộc sống, có công việc vững chắc, lập gia đình và chào đón một cô con gái nhỏ. Khi đảm nhận vai trò của một người đàn ông trưởng thành với gia đình và sự nghiệp riêng, A Nguyên dần hiểu được tâm tư và nỗi lòng của cha mẹ. Anh cũng cảm thấy hối hận vì đã khiến cha mẹ buồn lòng về những lời nói năm xưa.
Hiện tại, ông Vương Hưng cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến con trai mình có sự thay đổi tích cực. Sự quan tâm và chăm sóc từ A Nguyên giúp vợ chồng ông thêm ấm áp, phần nào xua tan đi nỗi cô đơn và cảm giác bị lãng quên trước đây. Ông Vương cho rằng, đó chính là sức mạnh của tình cảm gia đình, giúp hàn gắn mọi khoảng cách.
Ông Vương Hưng chia sẻ rằng, với tư cách là cha mẹ, ai cũng mong con cái sống tốt và hạnh phúc, đồng thời luôn sẵn sàng quan tâm, hỗ trợ khi cần. Thời gian giống như một lưỡi dao, không chỉ để lại những nếp nhăn trên khuôn mặt mà còn mang đến sự đau đớn, mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên, thời gian cũng là thứ mài giũa ý chí, giúp con người trân trọng hơn những tình cảm chân thành.
Qua trải nghiệm này, cả ông và con trai đều nhận ra một chân lý rằng tình cảm gia đình là vô giá. Dù ban đầu A Nguyên chưa thể hỗ trợ tài chính, nhưng sự thay đổi trong thái độ và hành động sau này đã giúp ông Vương hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tình yêu thương thật sự. Khi cha mẹ cần giúp đỡ, sự quan tâm và chăm sóc từ con cái là món quà quý giá và cảm động nhất.
Ông Vương hy vọng rằng, cả trong vai trò của con cái lẫn cha mẹ, mỗi người đều có thể duy trì một mối quan hệ chân thành và trung thực. Ông tin rằng, áp lực cuộc sống không nên trở thành lý do để tạo khoảng cách lạnh lùng trong gia đình, mà ngược lại, cần trở thành sợi dây gắn kết, để mọi thành viên luôn có thể bao bọc và đồng hành cùng nhau.
(*Nguồn: Zhihu)