Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt”

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã lần lượt đến các BV Nhi đồng tại TP.HCM để kiểm tra tình hình phòng chống dịch giữa lúc số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam đã lên đến 47.957 ca chỉ trong 9 tháng đầu năm.

Sáng 12/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát động chiến dịch Phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết tại TP.HCM.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát động chiến dịch Phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Chiến dịch này nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết. Từ đó không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.


Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 2.

Bộ trưởng thăm bệnh nhi điều trị tại BV Nhi đồng 2.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Năm 2017, bệnh tay chân miệng bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số mắc cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Malaysia và vẫn ghi nhận số mắc cao trong năm 2018.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 3.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 4.

Phụ huynh chăm sóc con tại khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, bệnh sởi đã ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số mắc tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Tại Việt Nam các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9% trong năm 2018.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 5.

Những tuần gần đây, các y BS trong khoa phải làm việc mệt nhoài.

Tuy vậy trong thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi tại một số tỉnh thành tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội...

Chỉ trong vài tuần cuối của tháng 9, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã tăng rất cao tại hàng loạt các tỉnh thành. Tính tổng cộng 9 tháng đầu năm theo thống kê của Viện Pasteur TP.HCM, số bệnh nhân mắc tay chân miệng tại khu vực phía Nam đã lên đến 47.957 ca.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 6.

Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam vẫn không ngừng tăng.

Tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, theo BS Nguyễn Thanh Hùng (Giám đốc) tính đến thời điểm này, BV đã có 46 ca tay chân miệng mức độ nặng, trong đó có 1 trường hợp tử vong. 106 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó nhiều trường hợp xuất phát từ trẻ bị tim bẩm sinh chưa tiêm phòng.

Còn tại BV Nhi đồng 2, BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm cho biết nơi đây hiện có hơn 100 trẻ bị tay chân miệng đang điều trị và đã có 2 trường hợp tử vong.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 7.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 8.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi các phụ huynh có con điều trị tay chân miệng.

Trước tình hình này, ngay sau khi phát động chiến dịch Phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến BV Nhi đồng 2 làm việc, thăm hỏi các bệnh nhi đang điều trị tay chân miệng cũng như kiểm tra tình hình điều trị, phòng chống dịch tạy đây.

Trước đó một ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã "thân chinh" đến từng giường bệnh ở khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 để quan sát, trò chuyện với các phụ huynh có con em đang phải điều trị tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 9.

Cảnh theo dõi trẻ bị tay chân miệng tại BV Nhi đồng TP.

Phó Thủ tướng gửi lời cảm ơn các điều dưỡng, BS đã làm việc hết sức mình, ghi nhận sự cố gắng của BV khi đã cải tạo số giường bệnh từ 1.400 thành 1.600 giường để ứng phó với hình quá tải bệnh nhi thời điểm mùa dịch đang xảy ra.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 10.

Nơi đây vừa mở thên phòng điều trị trong ngày.

BS Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Thành phố cũng cho biết, tại khoa hiện đang điều trị nội trú cho 74 bệnh nhi mắc tay chân miệng. Trong khi công suất phục vụ tối đa tại đây chỉ là 50 giường bệnh.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 11.

Đây là hành động nhằm giảm tải cho khoa Nhiễm.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 12.

Dù sắp đến giờ nghỉ trưa nhưng các BS liên tục nhận thông tin bệnh nhi.

Để giải quyết tình trạng quá tải lên đến 50% và có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, khoa Nhiễm cùng lãnh đạo BV đã quyết định mở thêm Phòng điều trị trong ngày.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 13.

Chị Lê Thị Kim Cúc nằm bên cạnh theo dõi con trai bị Tay chân miệng độ 2.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 14.

Nhiều phụ huynh cho biết, họ cảm thấy hài lòng khi ở xa đến có phòng theo dõi sạch sẽ, thoáng mát cho bé.

"Phòng có công suất hoạt động là 40 giường, đi vào hoạt động từ ngày 9/10, trung bình mỗi ngày phục vụ cho 25 bệnh nhi. Mục đích mở phòng này là để dành cho các trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ 2A đến để theo dõi, vừa giúp giảm quá tải cho khoa Nhiễm, vừa cách ly tránh lây nhiễm chéo.

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” - Ảnh 15.

Trẻ theo dõi nếu không có gì bất thường sẽ được về trong ngày.

Trong phòng, phụ huynh sẽ được xem phim, đồng thời các nhân viên y tế sẽ liên tục hướng dẫn họ cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách. Những trẻ không bị co giật, sốt cao sẽ được cho về ngay trong ngày.

Nếu khi về phụ huynh vẫn thấy con có dấu hiệu bất thường thì có thể vào phần mềm Bệnh viện Nhi và liên hệ trực tiếp cho BS điều trị thông báo. Cách làm này của chúng tôi là để theo sát nhất tình hình bệnh của trẻ" – BS Nam thông tin.

Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Chia sẻ