Bánh cáy đặc sản Thái Bình: Bắt nguồn từ thảm án triều Lê, bảo mẫu tận trung bị giam 10 năm, Thái tử bị bức chết

Min,
Chia sẻ

Sự tích về việc ra đời của bánh cáy - đặc sản tỉnh Thái Bình có liên quan tới vụ thảm án lớn nhất triều Lê Trung Hưng, khiến một vị Thái tử bị hãm hại chết, và người bảo mẫu tận trung của ngài, đồng thời cũng là bà tổ ngành làm bánh cáy ngày nay phải bị giam trong ngục hơn 10 năm trời ròng rã.

Dưới thời Lê Trung Hưng, tuy vua Lê vẫn còn duy trì, giữ được vị trí nhưng lúc bấy giờ, quyền hành thật sự lại nằm trong tay của các Chúa Trịnh. Cụ thể, Chúa Trịnh là một vọng tộc phong kiến kiểm soát hoàn toàn quyền lực ở Đàng Ngoài, còn vua Lê chỉ là bức bình phong không có thực quyền trong suốt giai đoạn này.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 1.

Phủ Chúa Trịnh. (Tranh vẽ từ thế kỷ XVII)

Giữa những biến cố rối ren của thời cuộc, vua không có quyền, mà phủ Chúa Trịnh lại hoành hành tự tung tự tác, nên dân gian mới có câu thơ:

Phủ chúa quản giám cung vua, 

Mặc lòng sinh sát không chừa một ai.

Và vụ thảm án lớn nhất triều Lê Trung Hưng, cùng sự tích về việc ra đời của bánh cáy - đặc sản tỉnh Thái Bình ngày nay có liên quan tới hai thế lực trên.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Thảm án lớn nhất triều Lê Trung Hưng bắt nguồn từ lòng đố kỵ, ghen ghét 

Thời vua Lê Hiển Tông, trưởng tử của ông là Thái tử Lê Duy Vỹ nổi tiếng thông minh, học rộng tài cao, lại nhân từ đức độ, vì thế rất được lòng dân. Chúa Trịnh Doanh - người nắm quyền lớn nhất ở Đàng Ngoài khi ấy cũng coi trọng tài năng của Thái tử và từ rất sớm đã gả con gái của mình là Tiên Dung Quận chúa cho Lê Duy Vỹ.

Ấy thế mà, Thế tử Trịnh Sâm - con trai thừa kế quyền lực của Chúa Trịnh Doanh, thấy cha mình quá ưu ái Lê Duy Vỹ, cùng với việc Lê Duy Vỹ được lòng nhiều người trong triều nên nảy sinh lòng ghen ghét, đố kỵ. Cũng chính từ lòng đố kỵ này mà ngay sau khi Chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm thừa kế quyền lực đã bày mưu bức hại Thái tử Lê Duy Vỹ.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: "Khi Sâm nối ngôi, bàn với hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Đĩnh định mưu truất bãi Thái tử, nhưng không có lẽ gì buộc tội, bèn vu cho thái tử tư thông với người phủ thiếp của Trịnh Doanh, rồi đem tội trạng ấy tâu bày với nhà vua bắt thái tử giam vào ngục".

Dù tin tưởng con trai của mình, nhưng vì khi ấy, quyền lực của phủ Chúa Trịnh quá lớn nên Vua Lê Hiến Tông cũng lực bất tòng tâm, đành oán khóc nhìn con trai Lê Duy Vỹ của mình bị Trịnh Sâm cho người giải đi biệt giam. Trong suốt khoảng thời gian bị giam cầm ấy, không ai được vào tiếp xúc, thăm hỏi trừ bảo mẫu của Thái tử là bà Nguyễn Thị Tần.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Bảo mẫu tận trung, lén làm bánh lạ cứu đói Thái tử sa cơ bảo toàn tính mạng

Nói một chút về xuất thân của vị bảo mẫu này. Tuy từ sớm, bà Tần đã được vua Lê Hiển Tông cho vào cung dạy dỗ công chúa, cung nữ rồi trở thành bảo mẫu của Thái tử Lê Duy Vĩ, nhưng gia thế của bà Tần phải nói là rất cao quý. Bà xuất thân trong một gia đình có thế lực ở làng Nguyễn Xá, tổng Cổ Cốc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam, cha bà là Quận công Nguyễn Đoan Tước, các anh đều là tướng quân, hầu tước triều nhà Lê.

Với xuất thân trâm anh như thế, nên ngay từ tấm bé, bà Tần đã được đào tạo để trở thành một tài nữ với đầy đủ phẩm chất cao quý của một người phụ nữ Việt, công dung ngôn hạnh. Ngoài ra, bà còn giỏi trong việc bếp núc. Bà thường cùng các nữ tỳ làm các món ăn ngon, nghĩ ra các loại bánh trái mới để dâng vua.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Quay lại việc bà là người duy nhất được vào thăm Thái tử Lê Duy Vỹ khi ông bị giam trong ngục. Lúc đó, do thấy Thái tử tiều tụy vì bị Trịnh Sâm thâm độc hãm hại bằng cách ban cho những bữa ăn nghèo nàn, đạm bạc khó nuốt, bà Nguyễn Thị Tần đau lòng tột độ. Và với khả năng nấu nướng tài tình của mình, bà bèn nghĩ ra một loại bánh mới, rồi lén đem cho Thái tử ăn thay cơm và giữ gìn sức khỏe của mình.

Từ kinh nghiệm làm chè lam, bà Tần đã nghĩ ra thêm các hương liệu, gia vị như bỏng nếp, gừng, đỗ, lạc, gấc… làm ra một loại bánh kỳ lạ, vừa dẻo vừa ngon, lại tuân theo thuyết âm dương ngũ hành trong ẩm thực: ngũ sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng, đen) và bát vị (đắng, cay, chua, mặn, ngọt, bùi, ngậy, béo) có giá trị bồi dưỡng cơ thể, giúp Thái tử bảo vệ sức khỏe của mình trong điều kiện sống hết sức khó khăn.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

10 năm đọa đày chỉ vì chữ "trung" và cái kết có hậu của bà tổ nghề làm bánh cáy

Đáng tiếc là chỉ 2 năm sau đó, đến tháng 12 năm Tân Mão (1771), Thái tử Lê Duy Vỹ cũng phải nhận kết cục đau thương của mình. Ông đã bị Chúa Trịnh Sâm cho người thắt cổ chết. Cùng năm, do bị phát giác hành vi tiếp tế lương thực cho Thái tử, bảo mẫu Nguyễn Thị Tần cũng bị Chúa Trịnh Sâm sai người giam vào ngục.

Hơn 10 năm sau đó, đến tháng 10 năm Nhâm Dần (1782), Chúa Trịnh Sâm chết, con út của ông là Trịnh Cán được lập làm Chúa. Nhưng chỉ tại vị được khoảng 1 tháng thì quân Tam phủ nổi dậy phế truất và tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa. Sau biến cố này, bà Nguyễn Thị Tần được thả ra khỏi ngục và được vua Lê Hiển Tông nhớ ơn, ban cho tước vị Quận phu nhân.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 7.

Sau khi Lê Hiển Tông qua đời, tháng 8 năm Bính Ngọ (1786) cháu đích tôn của ông là Lê Duy Kỳ - con trưởng của Thái tử Lê Duy Vỹ, lên kế vị, lấy hiệu là Lê Chiêu Thống. Vì nhớ thương phụ thân nên đã nâng tước cho bảo mẫu Nguyễn Thị Tần từ Quận phu nhân trở thành Kiệt tiết công thần Bảo mẫu Đại vương và ban thưởng nhiều bổng lộc, vàng lụa.

Về sau, do tuổi tác đã cao, bà xin vua Lê cho cáo lão hồi hương làm việc công quả. Song song đó, bà mua đất mở chợ, truyền dạy kỹ năng bếp núc cung đình, cùng kỹ thuật làm món bánh năm nào mà bà đã làm, cứu giúp Thái tử Lê Duy Vỹ sống sót tận 2 năm trong chốn ngục tù.

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 8.

(Ảnh minh họa)

Bánh này, ban đầu được nhiều tài liệu dân gian gọi là bánh cáy do bề ngoài giống trứng con cáy. Nhưng có tài liệu khác lại nói, do bánh có vị cay của gừng, nên được gọi là bánh cay, sau đọc lái thành cáy.

Bà Nguyễn Thị Tần mất ngày mồng 5 tháng 4 (không rõ năm), tại quê hương ở làng Nguyễn Xá (nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Sau khi bà mất, dân trong vùng nhớ ơn công đức của bà nên đã lập đền thờ, tôn bà làm Thành hoàng, là tổ nghề làm bánh cáy. Đến năm Kỷ Mão (1819) đời vua Gia Long triều Nguyễn, dân trong vùng cùng dựng chung tấm bia ca ngợi bà Nguyễn Thị Tần: 

Thảm án triều Lê Trung Hưng và nguồn gốc bánh cáy: Bảo mẫu tận trung bị bắt giam hơn 10 năm vì làm bánh lạ tiếp tế cho Thái tử - Ảnh 9.

(Ảnh minh họa)

Trời sinh trác vĩ, 

Nữ trang anh hùng. 

Với nước kiệt tiết, 

Với dân phả thị. 

Với đời có công, 

Với người đáng thờ. 

Trung với vua, 

Tiết tháo không bỡ. 

Với sử có khắc, 

Với bia không mờ…

(Nguồn: Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, Lê triều dã sử, Nữ thần và Thánh mẫu Thái Bình)

Chia sẻ