"Bà ơi, bao giờ cháu được về chơi với em?"
Ngày em trai Dũng chưa tròn tháng thì bố mất vì ung thư gan. 3 tháng sau, bà ngoại nuốt nước mắt vào trong tất tả đưa Dũng đi bệnh viện, đứa trẻ mới 5 tuổi bị ung thư máu.
Giữa nhịp đời chảy trôi, mỗi người đều có những niềm riêng. 5 tuổi, dường như cậu bé Nguyễn Tiến Dũng cũng có niềm riêng, những niềm riêng rất con trẻ. Phải chăng vì vậy mà dù bé khóc, bé cười, bé nheo mắt hay bé nhăn mặt… tất cả đều toát lên sự tồi tội. Sự tồi tội của một đứa trẻ nghèo khó vừa mồ côi cha chưa được mấy ngày thì phải chịu sự giày vò của bệnh tật.
“Ung thư máu là gì hả bà?”, “Bao giờ thì cháu được về nhà với em? ” ” Sao bà lại khóc?” nghe những câu hỏi ngây ngô của đứa cháu ngoại, bà Nguyễn Thị Hoa như đứt từng khúc ruột. Người đàn bà đã đi qua hơn 1 nửa cái dốc của cuộc đời, đã từng trải qua những hỉ nộ ái ố nhưng chính bà cho đến giờ phút này cũng chưa biết làm sao với những biến cố liên tiếp của gia đình đứa con gái tên Thái Thị Thanh Huyền. Lấy chồng, sinh con… Nếu những người phụ nữ khác được chồng đỡ đần về kinh tế thì chị Huyền lại ngược lại. Một tay chị vừa phải nuôi con thơ lại phải nuôi chồng đi học và sau đó là xin việc cho anh.
5 tuổi, gương mặt em đã hằn lên những nỗi buồn mất cha, lại mang bệnh hiểm nghèo.
Nhưng cuộc đời vốn lắm nỗi chuân chuyên. Anh đi làm chưa qua thử việc đã phải nhập viện gấp do tế bào ung thư gan di căn. Thời gian anh nằm viện cũng là khi chị đang mang bầu cháu thứ hai. Xót xa thay cái cảnh người đàn bà bụng to vượt mặt phải chạy đôn chạy đáo xoay xỏa tiền chữa bệnh cho chồng. Rồi khi chị trở dạ, đau đến thắt ruột nhưng vẫn cố gọi với ra nhờ người chăm sóc cho anh. Mẹ tròn con vuông, hai mẹ con được đưa từ trạm xá về nhà thì cũng là lúc bệnh viện trả anh về. Nỗi đau u uất nghẹn lại trong căn nhà rách…
Giây phút anh lâm chung, trong căn nhà lụp xụp, họ hàng bế bé Nguyễn Tiến Dũng ra với bố. Còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được cái giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết, bé Dũng vẫn hồn nhiên hát cho bố nghe bài “Ba thương con”. Nghe con hát, anh siết tay vợ thều thào:”Ước chi anh sống thêm được 5 năm nữa” rồi anh lịm đi trong những tiếng khóc òa của vợ và những người thân… Chỉ có cháu Dũng là ngơ ngác hỏi: “Con hát sao bố lại nhắm mắt thế kia ?”. “Bé tí, có biết gì đâu, làm lễ nhập quan cho bố, nó nói với em nó là người ta cho bố vào hộp rồi”, bà Nguyễn Thị Hoa – bà ngoại bé Dũng nghẹt ngào kể lại.
Hai bà cháu lặng lẽ chăm nhau giữa bệnh viện lúc nào cũng đông người.
Sau khi bố mất, bé Dũng bắt đầu có những biểu hiện như sốt cao, biếng ăn. Trên mặt bé xuất hiện một vết bầm lớn. Đưa cháu đi khám và thực hiện hàng loạt các xét nghiệm, bà Hoa chết điếng khi các bác sĩ nghi cháu Dũng mắc bệnh ung thư máu. Vậy là vào đúng trăm ngày của bố, bé Dũng theo bà ngoại nhập viện do mẹ còn phải ở nhà chăm em nhỏ và đi làm thuê để đảm bảo sự tồn tại cho ba mẹ con. Bà Hoa cho biết :“Thôi thì đành để mẹ con xa nhau 1 thời gian chứ mẹ nó mà cũng ra ngoài này thì cả nhà chỉ còn nước chết đói”.
Kìm lại những nỗi đau đọng lại sau sự mất mát quá lớn, một bà một cháu, lặng lẽ đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác. Điều đặc biệt là dường như tâm hồn non nớt bé Dũng đã cảm nhận được những điều thiệt hơn. Khi chọc tủy, tiêm hay truyền hóa chất… Bé la khóc vì đau nhưng sau đó lại thủ thỉ với bà “đừng bắt cháu theo bố, cho cháu về với em”. Mỗi khi cháu như vậy, lòng bà lại thắt lại.
Hiện tại bé Dũng đang trong quá trình hóa trị đầu tiên. Con đường chữa bệnh cho cháu còn dài nhưng đến nay gia đình hầu như không còn biết bám víu vào đâu về kinh tế. “Bố nó mất, chỉ để lại cho 3 mẹ con nó khoản tiền nợ từ hồi đi học rồi xin đi làm, sau đó là chữa bệnh. Hôm trước cùng đường không vay được ở đâu mẹ nó đã phải mượn sổ đỏ của ông cậu mang đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền cho hai bà cháu ở viện từ hôm bấy tới giờ.” – bà Hoa bộc bạch
Hàng ngày, bé Dũng đều đòi bằng được cái điện thoại của bà. Trong đó có ghi âm tiếng khóc của em trai Dũng. Bé cứ nghe đi nghe lại không biết chán. Còn bà Hoa, bà chỉ biết ôm chặt cháu vào lòng để cháu không nhìn thấy nước mắt chan đều trên gương mặt già nua , khắc khổ của mình…
“Ung thư máu là gì hả bà?”, “Bao giờ thì cháu được về nhà với em? ” ” Sao bà lại khóc?” nghe những câu hỏi ngây ngô của đứa cháu ngoại, bà Nguyễn Thị Hoa như đứt từng khúc ruột. Người đàn bà đã đi qua hơn 1 nửa cái dốc của cuộc đời, đã từng trải qua những hỉ nộ ái ố nhưng chính bà cho đến giờ phút này cũng chưa biết làm sao với những biến cố liên tiếp của gia đình đứa con gái tên Thái Thị Thanh Huyền. Lấy chồng, sinh con… Nếu những người phụ nữ khác được chồng đỡ đần về kinh tế thì chị Huyền lại ngược lại. Một tay chị vừa phải nuôi con thơ lại phải nuôi chồng đi học và sau đó là xin việc cho anh.
5 tuổi, gương mặt em đã hằn lên những nỗi buồn mất cha, lại mang bệnh hiểm nghèo.
Giây phút anh lâm chung, trong căn nhà lụp xụp, họ hàng bế bé Nguyễn Tiến Dũng ra với bố. Còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được cái giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết, bé Dũng vẫn hồn nhiên hát cho bố nghe bài “Ba thương con”. Nghe con hát, anh siết tay vợ thều thào:”Ước chi anh sống thêm được 5 năm nữa” rồi anh lịm đi trong những tiếng khóc òa của vợ và những người thân… Chỉ có cháu Dũng là ngơ ngác hỏi: “Con hát sao bố lại nhắm mắt thế kia ?”. “Bé tí, có biết gì đâu, làm lễ nhập quan cho bố, nó nói với em nó là người ta cho bố vào hộp rồi”, bà Nguyễn Thị Hoa – bà ngoại bé Dũng nghẹt ngào kể lại.
Hai bà cháu lặng lẽ chăm nhau giữa bệnh viện lúc nào cũng đông người.
Kìm lại những nỗi đau đọng lại sau sự mất mát quá lớn, một bà một cháu, lặng lẽ đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác. Điều đặc biệt là dường như tâm hồn non nớt bé Dũng đã cảm nhận được những điều thiệt hơn. Khi chọc tủy, tiêm hay truyền hóa chất… Bé la khóc vì đau nhưng sau đó lại thủ thỉ với bà “đừng bắt cháu theo bố, cho cháu về với em”. Mỗi khi cháu như vậy, lòng bà lại thắt lại.
Hiện tại bé Dũng đang trong quá trình hóa trị đầu tiên. Con đường chữa bệnh cho cháu còn dài nhưng đến nay gia đình hầu như không còn biết bám víu vào đâu về kinh tế. “Bố nó mất, chỉ để lại cho 3 mẹ con nó khoản tiền nợ từ hồi đi học rồi xin đi làm, sau đó là chữa bệnh. Hôm trước cùng đường không vay được ở đâu mẹ nó đã phải mượn sổ đỏ của ông cậu mang đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền cho hai bà cháu ở viện từ hôm bấy tới giờ.” – bà Hoa bộc bạch
Hàng ngày, bé Dũng đều đòi bằng được cái điện thoại của bà. Trong đó có ghi âm tiếng khóc của em trai Dũng. Bé cứ nghe đi nghe lại không biết chán. Còn bà Hoa, bà chỉ biết ôm chặt cháu vào lòng để cháu không nhìn thấy nước mắt chan đều trên gương mặt già nua , khắc khổ của mình…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: |