Ăn loại cá nào tốt cho sức khỏe tim mạch và những cân nhắc ai cũng cần biết mỗi khi ăn cá
Nếu chúng ta muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy đến cửa hàng cá lựa chọn thật kỹ vì có nhiều loại cá thực sự tốt cho tim mạch.
Từ cá chỉ vàng (cá hanh) đến cá bơn, cá rô phi đến cá ngói (tilefish - loài cá biển có những chấm vàng ở thân, sinh sống ở vùng nước sâu ngoài khơi Đại Tây Dương miền Bắc Mỹ), có rất nhiều loại cá để chúng ta lựa chọn cho mục đích tăng cường sức khỏe tim mạch.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo rằng ăn ít nhất 2 phần cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ mỗi tuần có thể giúp đánh bại bệnh tim và đau tim. Nhưng có một điều thú vị: Nghiên cứu chỉ ra rằng cá "khỏe mạnh cho tim" lại có thể tốt cho cả cơ thể.
Có rất nhiều loại cá để chúng ta lựa chọn cho mục đích tăng cường sức khỏe tim mạch.
Trong thực tế, theo AHA và các tổ chức y tế hàng đầu khác, một số loại cá có thể chứa hàm lượng cao thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCBs), dioxin và các hóa chất gây hại cho môi trường khác. Theo lời David O. Carpenter, giám đốc Viện Sức khỏe và Môi trường tại Đại học Albany ở Rensselaer, New York, những chất gây ô nhiễm này có thể bất lợi cho ích sức khỏe tim của cá và tăng nguy cơ ung thư.
Tiến sỹ Carpenter nói: "Đối với trái tim nói riêng và sức khỏe tổng thể của chúng ta nói chung, hãy nhớ lời khuyên không chỉ ăn cá, mà cần ăn đúng loại cá".
Để đảm bảo chúng ta đang mua các loại cá tốt nhất cho sức khỏe của mình, hãy tìm hiểu về thủy ngân và PCB.
Cách PCB và thủy ngân có thể tác động đến sức khỏe của chúng ta
Thủy ngân là một kim loại nặng tự nhiên xuất hiện trong môi trường. Nó cũng có thể thoát ra ngoài không khí như một chất khí từ ô nhiễm không khí. Từ không khí, thủy ngân có thể rơi vào đại dương và suối, nơi nó được chuyển đổi thành một dạng có hại. Khi cá bơi trong vùng nước bị nhiễm thủy ngân, chúng ta ăn cá, nghiễm nhiên thủy ngân liên kết với protein của chúng ta. "Nguồn duy nhất để methyl thủy ngân xuất hiện trong chế độ ăn uống là hải sản" - Carpenter nói.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) gần đây đã cập nhật lời khuyên của họ về ăn cá và động vật có vỏ với phụ nữ và trẻ em vì methyl thủy ngân có hại cho thai nhi và hệ thần kinh đang phát triển của trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2015 trên tạp chí Environmental Health Perspectives và các nghiên cứu khác đã chỉ ra liên kết giữa tiếp xúc methyl thủy ngân trước khi sinh với chỉ số IQ thấp hơn ở trẻ em tuổi đi học. Theo EPA và FDA, trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh ăn cá thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá marlin, cá mập, cá kiếm, cá ngói (từ Vịnh Mexico), cá ngừ (mắt to)…
Một đánh giá được công bố vào tháng 10 năm 2012 trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy rằng cá có hàm lượng thủy ngân cao như vậy cũng có thể gây nguy hiểm cho tim người lớn. Mức độ methyl thùy ngân cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, cao huyết áp và đột quỵ. Nếu ai đó bị huyết áp cao, bệnh tim hoặc bị đột quỵ, một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2017 trên tạp chí quốc tế về nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng cho thấy người đó có thể cần kiểm tra mức thủy ngân của mình. Theo Bộ Y tế Tiểu bang New Yorkm bác sỹ có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu đơn giản,
Tương tự, theo EPA, PCB là chất ô nhiễm môi trường được tìm thấy trong các đại dương và suối. Nhưng không giống như methyl thủy ngân, tích lũy trong protein cá, PCB tụ lại trong mỡ cá. Nguồn chính của PCB là trong cá và hải sản. PCB cũng có thể được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gà, trứng và các sản phẩm từ sữa. Sau khi tiêu thụ thực phẩm PCB, chúng tích lũy trong cơ thể. PCB không gây hại cho tim. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng làm tăng nguy cơ gây tất cả các loại ung thư – Carpenter cảnh báo.
Để đảm bảo chúng ta đang mua các loại cá tốt nhất cho sức khỏe của mình, hãy tìm hiểu về thủy ngân và PCB.
Chọn loại cá an toàn cho sức khỏe
Theo quy định chung về lựa chọn cá, hãy nhớ rằng "cá non tốt hơn cá già và cá ăn rau cỏ tốt hơn cá ăn thịt" - Carpenter tiết lộ, bởi vì cả thủy ngân và PCB tích tụ theo tuổi và tăng hơn nhiều nếu con cá đó ăn con cá khác chứ không phải ăn rau cỏ.
EPA và FDA có một danh sách các loại cá tốt nhất để tiêu thụ và định lượng ăn để hạn chế tiếp xúc với methyl thủy ngân. Bởi vì methyl thủy ngân có thể gây hại cho thai nhi hoặc hệ thần kinh đang phát triển của trẻ nhỏ, danh sách này dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và đang cho con bú và trẻ nhỏ. Vấn đề là danh sách cá của chính phủ không đề cập đến PCB. "Không có đủ khoa học để phân tích một cách có hệ thống tất cả các loài cá" - Carpenter nói. Ví dụ, cá hồi có nhiều omega-3 và ít thủy ngân nhưng nó có thể nhiều PCB. Cá ngừ, không có hàm lượng PCB cao, nhưng có hàm lượng methyl thủy ngân cao.
Lựa chọn cá hàng đầu: Cá có hàm lượng omega 3 cao, ít thủy ngân và PCB thấp
Vì lợi ích tốt cho sức khỏe và không làm tăng nguy cơ ung thư, Carpenter khuyến nghị sử dụng cá béo có hàm lượng thủy ngân và PCB thấp.
Cá, đặc biệt là cá béo giúp rái tim khỏe mạnh vì nhiều lý do:
- Đây là một nguồn protein nạc. Không giống như thịt, chất béo trong cá không cao để gây ra chất béo bão hòa làm tắc nghẽn động mạch.
- Cá cũng có thể giàu axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentenoic (EPA), hai loại axit béo omega-3 - chất béo không bão hòa là những chất đa nhiệm tuyệt vời. Các omega-3 từ cá giúp làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
- Tốt cho tim vì chúng có thể làm giảm mức chất béo trung tính (chất béo trong máu), giảm tỷ lệ tích tụ mảng bám động mạch và hạ huyết áp.
Để quyết định cá nào tiêu thụ thường xuyên hơn, Carpenter không nhìn vào danh sách cá của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. "Phần lớn danh sách của AHA bỏ qua sự nguy hiểm của các hóa chất trong cá" - Ông nói. Thay vào đó, ông dựa vào danh sách "Sản phẩm xanh" của Seafood Watch được công bố bởi Monterey Bay Aquarium. Đây là danh sách cá duy nhất có đề cập về các yếu tố methyl thủy ngân và PCBs. Danh sách này khuyến cáo những loài cá được nuôi có hàm lượng methyl thủy ngân thấp và omega 3 tương đối cao: Cá thu Đại Tây Dương (từ Canada và Mỹ), cá hồi nước ngọt (nuôi trong các hệ thống bể từ Mỹ), cá mòi Thái Bình Dương (bắt cá hoang dã), cá hồi (bắt hoang dã, từ Alaska), cá hồi đóng hộp (đánh bắt hoang dã, từ Alaska).
Vì lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch, Carpenter khuyên chúng ta nên tìm hiểu về cá và không nên trách bản thân nếu không ăn 2 phần cá/tuần. Trái ngược với các khuyến nghị của AHA và vì nguy cơ gây ô nhiễm, Carpenter chỉ ăn cá khoảng 1lần/tuần. "Cá nên là một phần của chế độ ăn uống cân bằng nhưng 2 bữa ăn cá một tuần không thực sự là một khuyến nghị khôn ngoan" - ông nói.
(Theo Everydayhealth)