9 vị trí nếu thấy đau thì bạn nên cẩn trọng và đi khám càng sớm càng tốt
Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lần khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kì biểu hiện đau đớn nào thì nên đi khám ngay.
Nếu bạn tỉnh dậy với một cơn đau ở vai, có thể bạn nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với vai của mình, đúng không? Có lẽ bạn sẽ cho rằng mình đã nằm sai tư thế khi ngủ. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng, nguyên nhân gây đau vai lại xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng hơn.
Đôi khi, não của bạn có thể bị lẫn lộn, khiến bạn nghĩ rằng cơn đau xuất phát từ một bộ phận cơ thể nào đó nhưng thực tế hóa ra nguyên nhân gốc rễ lại từ bộ phận khác trong cơ thể. Ví dụ, có thể cơn đau vai của bạn không đơn thuần chỉ là đau ở vai mà có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng xảy ra trong gan, túi mật, dạ dày, lá lách, phổi, hoặc màng ngoài tim (túi mô liên kết có chứa tim).
Điều này nghe thật lạ phải không? Các nhà thần kinh học vẫn không biết chính xác các mối liên hệ giải phẫu học nào chịu trách nhiệm về sự đau đớn, tuy nhiên họ tin rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Cơn đau xảy ra khi các sợi thần kinh từ các vùng có đầu vào cảm giác cao (như da) và các sợi thần kinh từ các vùng đầu vào cảm giác thấp (như các cơ quan nội tạng) thường xảy ra hội tụ ở cùng mức độ tủy sống .
Dưới đây là 9 vị trí cơn đau cảnh báo bạn nên cẩn trọng và đi khám càng sớm càng tốt.
1. Đau ở bàn tay trái - vấn đề ở tim
Đau tim có thể nằm ở bên trái ngực, như mong đợi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở bên trong của bàn tay trái hoặc ở phần giữa trên của lưng.
2. Đau ở cổ và vai - vấn đề ở phổi và cơ hoành
Nếu bạn có bị đau đớn liên tục ở cổ và vai, đã đến lúc đi khám bác sĩ để kiểm tra phổi và cơ hoành của bạn. Cơn đau này có thể là kết quả của các vấn đề về hô hấp hoặc dây thần kinh đi từ cột sống đến cơ hoành, qua phổi.
3. Đau ở vai hoặc cổ - vấn đề ở gan và túi mật
Các vấn đề với gan hoặc túi mật có thể gây đau ở vai hoặc cổ và người bệnh thường đổ lỗi cho việc này là do thiếu tập thể dục hoặc dành quá nhiều thời gian trên máy tính. Chính vì vậy, cơn đau do các bộ phận này gây ra rất khó xác định. Bạn cần lắng nghe cơ thể của mình và nếu cơn đau không biến mất, hãy đi kiểm tra xem sao.
4. Đau lưng - vấn đề ở dạ dày và tá tràng
Thông thường, cơn đau liên quan đến dạ dày và tá tràng tương đối dễ xác định, đó thường biểu hiện là những cơn đau lưng. Tuy nhiên, khoảng 50% số người bị viêm tụy cấp cũng có biểu hiện đau lưng.
5. Đau gần rốn - vấn đề ở ruột non
Đau nhức ở vùng bụng gần rốn có thể là do các vấn đề ở ruột non gây ra. Ruột non bị rối loạn - ví dụ điển hình là bệnh Crohn thường gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, đặc biệt là ruột non. Hơn nữa, loại bệnh viêm ruột này còn tạo nên những cơn đau nhói ở rốn sau khi ăn 20-30 phút. Các triệu chứng khác của bệnh Crohn bao gồm tiêu chảy, chóng mặt và sụt cân.
Những biến chứng của bệnh Crohn bao gồm suy dinh dưỡng, loét và tắc ruột. Vì vậy, nếu có triệu chứng đau này, bạn cần đi khám ngay.
6. Đau phía bên phải bụng - vấn đề ở ruột thừa và đại tràng
Viêm ruột thừa và các rắc rối với đại tràng dễ dàng xác định được vì nó thường biểu hiện là các cơn đau nằm ở phía bên phải của bụng giữa và bụng dưới. Viêm ruột thừa là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng và nếu bạn đau ở đó, hãy đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
7. Đau ở lưng dưới, bụng - vấn đề ở thận
Khi thận không khỏe mạnh, bạn có thể thấy cơn đau xuất hiện ở toàn bộ dưới lưng, bụng, hông, và xương chậu. Những cơn đau ở lưng có thể nhầm lẫn với đau lưng thông thường nhưng cũng có một vài sự khác biệt.
Các vấn đề về thận phổ biến nhất là nhiễm trùng thận và sỏi thận. Các triệu chứng của nhiễm trùng thận bao gồm:
- Đau lưng dưới ở một hoặc cả hai bên, có thể tỏa vào háng.
- Cảm thấy không khỏe, có thể bị bệnh và nôn.
- Sốt hoặc sốt cao.
- Nước tiểu có thể có nhiều bọt và có thể có mùi khác thường hoặc có máu.
- Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường.
Sỏi thận có thể không đau nếu còn nhỏ, khi to hơn, chúng có thể bị chèn ép trong khung chậu thận hoặc niệu quản khi cơ thể cố đẩy chúng ra ngoài, điều này có thể gây ra đau đớn.
Nếu cơn đau không biến mất, giải pháp cần thiết nhất là hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra xem nó ra sao.
8. Đau ở vùng chậu - vấn đề ở bàng quang
Bàng quang nằm ở khung xương chậu ở người lớn và phần dưới của bụng ở thanh thiếu niên. Đau bàng quang có thể phát sinh vì một số lý do bao gồm nhiễm trùng viêm nhiễm và không nhiễm trùng (viêm bàng quang), sưng tấy (cystocele), sỏi bàng quang và khối u.
Đau xuất phát từ bàng quang thường được mô tả như là một cơn đau sâu dưới rốn, ngay phía trên hoặc ở đường giữa bụng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau bàng quang có thể lan ra bộ phận sinh dục ngoài, như dương vật (đàn ông) và âm hộ (phụ nữ), sang hai bên của bụng (sườn) và thậm chí kéo dài tới lưng.
9. Đau ở khung chậu phía dưới - vấn đề ở buồng trứng
Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu phía dưới. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sinh sản, chu kì kinh nguyệt, và sự phát triển của các đặc tính tình dục ở phụ nữ. Mỗi tháng, một nang trứng sẽ trưởng thành thành một quả trứng, được giải phóng khỏi buồng trứng trong một quá trình được gọi là rụng trứng. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra thường xuyên từ tuổi dậy thì đến mãn kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây đau buồng trứng, phổ biến nhất là: Rụng trứng, viêm vùng chậu, xoắn buồng trứng, lạc nội mạc tử cung...
Biểu hiện của các vấn đề ở buồng trứng thường là cơn đau như bị đâm bằng vật sắc nhọn ở hai bên bụng dưới.
Nhận ra nguyên nhân gây ra đau đớn là rất quan trọng vì nó có thể là một giai đoạn đầu của tình trạng nào đó rất nghiêm trọng. Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lần khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kì biểu hiện đau đớn nào như trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nguồn: Brights/Medicalnewstoday/Healthhype