Bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên khi biết rằng đây cũng là 6 nguyên nhân gây ra những cơn đau ở vùng chậu và bụng dưới
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau vùng chậu và bụng dưới, nhất là khi đi tiểu hoặc có quan hệ tình dục, thì có thể bạn đang gặp phải bệnh nào đó.
Nếu những cơn đau này không biết mất sau một thời gian, thậm chí tồi tệ hơn và khiến bạn suy nhược thì tốt nhất bạn nên đi khám sớm.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra gốc rễ căn nguyên của tình trạng mà bạn đang gặp phải nhưng bạn cũng nên xem xét những nguyên nhân phổ biến gây ra đau vùng chậu như dưới đây".
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau vùng chậu và bụng dưới, nhất là khi đi tiểu hoặc có quan hệ tình dục, thì có thể bạn đang gặp phải bệnh nào đó.
1. Cho con bú
Bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia về sức khỏe phụ nữ và là tác giả của của cuốn "She-ology: The Definitive Guide to Women's Intimate Health. Period" nói: "Mức estrogen của bạn giảm mạnh trong vòng 48 giờ đầu sau sinh. Cũng tại thời điểm này, cơ thể bạn tăng sản xuất hormone prolactin để kích thích sản xuất sữa cho bú mẹ".
Estrogen giúp giữ cho âm đạo bôi trơn tự nhiên, do đó, khi ở mức thấp, nó có thể gây ra khô âm đạo và giảm ham muốn.
Tại sao sự thay đổi hormone này lại là vấn đề? Estrogen giúp giữ cho âm đạo bôi trơn tự nhiên, do đó, khi ở mức thấp, nó có thể gây ra khô âm đạo và giảm ham muốn. Tình trạng khô âm đạo có thể dẫn đến đau vùng chậu trong khi quan hệ tình dục.
Cách điều trị liên quan đến nguyên nhân này thường là cần thời gian và sự kiên nhẫn. Hoặc các cặp đôi có thể dùng các loại gel bôi trơn an toàn cho mỗi lần "quan hệ" để giảm các cơn đau.
2. Quan hệ tình dục không đúng cách
Ngay cả khi không phải mới sinh con, nhiều phụ nữ cũng có thể nhận thấy sự đau ở khu vực khung chậu khi quan hệ tình dục.
Đau vùng chậu thường cảm thấy ở phía sâu hơn bên trong bụng và điều này có thể xảy ra do bị trầy xước trong âm đạo hoặc do sự kích ứng ở cổ tử cung.
"Đau vùng chậu thường cảm thấy ở phía sâu hơn bên trong bụng và điều này có thể xảy ra do bị trầy xước trong âm đạo hoặc do sự kích ứng ở cổ tử cung, có thể do quan hệ tình dục thô bạo", bà Ross nói. "Đừng nhầm lẫn loại đau này với đau do khô âm đạo. Khô âm đạo có xu hướng gây đau chỉ ở âm đạo và không đau bên trong vùng bụng dưới", bà nói thêm.
Nếu bạn bị kích thích cổ tử cung hoặc tử cung, bạn cần gặp bác sĩ để thảo luận cách giảm thiểu cơn đau và cách điều trị hiệu quả.
3. Bạn bị bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bác sĩ Ross cho biết: "Nếu bạn đột nhiên nhận thấy đau vùng chậu, nguyên nhân rất có thể liên quan đến một bệnh hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STDs/STIs). Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh Chlamydia và lậu là những thủ phạm điển hình gây ra nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau vùng chậu và vô sinh".
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh Chlamydia và lậu là những thủ phạm điển hình gây ra nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng.
Các chứng bệnh này có thể gây rối loạn viêm vùng chậu (PID) với những triệu chứng là sốt, ớn lạnh, đau bụng, xuất huyết âm đạo, buồn nôn, và nôn mửa. Nếu gặp các biểu hiện như thế này, bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để được phát hiện sớm vấn đề.
"Việc kiểm tra STI giữa các bạn tình mới là rất quan trọng để đảm bảo bạn không có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục", bà Ross đưa ra lời khuyên.
4. Bạn bị nội mạc tử cung
Đây là một lý do khác gây khó chịu ở vùng chậu và có thể làm rối loạn chu kì kinh nguyệt hàng tháng của bạn.
Nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung và có thể gây đau.
Nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung và có thể gây đau đớn, cũng như các vấn đề về dạ dày-ruột, kèm các triệu chứng đau cơ trên và đi tiểu thường xuyên.
Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ trùng lặp với các bệnh khác, do đó bạn cần đi khám thì mới được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cơn đau có phải do nội mạc tử cung gây ra hay không và được điều trị cơn đau đúng cách.
5. Mãn kinh
Với hầu hết phụ nữ, thời kì mãn kinh không mấy dễ chịu chút nào.
Ở thời kì mãn kinh, mức estrogen của bạn giảm nên dễ dẫn tới khô âm đạo.
"Ở thời kì này, mức estrogen của bạn giảm nên dễ dẫn tới khô âm đạo, gây ra cảm giác nóng bỏng trong âm đạo, đặc biệt là khi có quan hệ tình dục", bác sĩ Ross nói.
Dùng gel bôi trơn, kem estrogen hoặc liệu pháp không estrogen... có thể giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến khô âm đạo và giảm các cơn đau ở vùng chậu trong mỗi lần quan hệ tình dục là những giải pháp mà bạn có thể tham khảo.
6. U nang buồng trứng bị vỡ
Nếu bạn đang rụng trứng, hoặc ở "giữa chu kỳ kinh nguyệt", thì có thể có các nang trứng lớn đang chờ để vỡ ra và giải phóng trứng.
Nang trứng bị vỡ cũng có thể gây ra các cơn đau.
"Có quan hệ tình dục, tập thể dục có thể tác động làm cho các nang trứng này vỡ ra mạnh hơn và giải phóng chất lỏng bên trong với trứng, gây ra sự đau đớn đáng chú ý ", bác sĩ Ross giải thích. Siêu âm chậu và lịch sử kinh nguyệt của bạn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán cơn đau của bạn tốt hơn, vì vậy, đừng giấu bác sĩ điều gì có liên quan đến kinh nguyệt mỗi khi đi khám.
Nguồn: Prevent