Rùng mình thấy mủ phọt ra từ ổ áp-xe trên bụng nữ bệnh nhân và khuyến nghị của bác sĩ khi bị áp-xe
Đoạn video được ghi lại tại phòng cấp cứu bệnh viện Pomona Valley, bang California (Mỹ), theo đó, Dena Llynette Brizzi bị một ổ áp-xe lớn bất thường ở lưng.
Kéo dài trong 3 phút, clip cho thấy loạt thao tác bác sĩ thực hiện để hút mủ cho ổ áp-xe của Brizzi. Người phụ nữ 48 tuổi kể: Cứ 3 tháng tôi lại bị áp-xe một lần. Lần đầu tiên là từ 10 năm trước.
Ổ áp-xe lần này là lớn nhất và đau đớn nhất mà tôi từng gặp. Tôi không thể tin nó lớn cỡ vậy khi bác sĩ nói với tôi rằng, mủ bắn ra khắp phòng và họ phải tránh ra xa. Bác sĩ muốn tôi phải nhập viện vì kích cỡ bất thường của ổ áp-xe. Bởi vì người ta có thể chết nếu để đó mà không điều trị hoặc tự mình làm vỡ ổ áp-xe.
Mỗi lần bị, tôi đều phải vào bệnh nhân để được hút mủ. Sau đó thì nó biến mất và bởi áp lực không còn nữa nên cảm giác ổn hơn nhiều".
Người phụ nữ này cứ 3 tháng lại bị áp-xe một lần.
Áp-xe là một bọc thường chứa đầy mủ hoặc chất cặn. Nếu không được điều trị, ổ áp-xe có thể lớn lên thành mô bên dưới da, như trường hợp Brizzi. Chúng sau đó làm nhiễm trùng máu và có thể khiến bạn bị ốm hoặc sốt. Các bác sĩ tại bệnh viện Pomona Valley khuyến cáo người bệnh không nên tự xử lý áp-xe tại nhà vì làm vỡ một ổ áp-xe có thể nhiễm bệnh cho vùng xung quanh và khiến bạn mắc nhiều bệnh nhiễm trùng hơn.
Áp-xe là gì và cách điều trị ra sao?
Áp-xe là một ổ được bao quanh bởi một vùng da màu hồng hoặc đỏ. Phần giữa của ổ áp-xe thông thường chứa đầy mủ hoặc chất cặn.
Các áp xe có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể bạn, phổ biến nhất là ở nách, khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), vùng xương cùng cột sống (áp xe nếp gấp mông), xung quanh răng (áp xe răng) và bẹn.
Mỗi lần bị, cô đều phải vào bệnh nhân để được xử lý.
Nguyên nhân dẫn đến áp-xe
- Áp-xe được hình thành do sự tích tụ dầu bên dưới da. Nếu vi trùng đi vào lỗ chân lông, chúng có thể chuyển thành bệnh nhiễm trùng và từ đó hình thành nên ổ áp-xe. Vi trùng xâm nhập vào dưới da hoặc vào các tuyến này, gây ra phản ứng viêm – phản ứng phòng thủ của cơ thể để giết vi trùng.
Trung tâm ổ áp xe hóa lỏng và chứa tế bào chết, vi khuẩn và nhiều mảnh vụn. Khu vực này phát triển, tạo ra sự căng tức dưới da và tình trạng viêm lấn ra các mô xung quanh, gây đau.
Triệu chứng khi bị áp-xe
Khi áp xe tiến triển, bạn có thể nhìn thấy đầu mủ nhọn và sau này mủ tự vỡ ra. Nếu không được chăm sóc, các khối áp-xe có thể nặng dần lên, lan sang các mô dưới da, thậm chí đi vào máu.
Nếu nhiễm trùng lây lan vào các mô sâu hơn, bạn có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.
Thông thường, khi có ổ áp-xe, bệnh nhân có thể thấy một số dấu hiệu như:
- Một ổ áp-xe thường ấm và mềm khi chạm vào.
- Đau vùng bị ảnh hưởng
- Sốt cao
- Cảm thấy không khỏe
Bác sĩ không khuyến nghị người bệnh tự xử lý áp-xe tại nhà vì có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Một số yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị áp xe
Tính trạng áp-xe có nhiều khả năng phát triển ở những người thuộc các trường hợp sau đây:
- Người có hệ miễn dịch suy yếu
- Uống thuốc steroid lâu dài
- Trải qua hóa trị
- Bị bệnh tiểu đường
- Bị ung thư
- Có HIV/AIDS
- Bị bệnh hồng cầu hình liềm, bạch cầu, rối loạn mạch máu ngoại biên
- Bị bệnh Crohn
- Bị viêm loét đại tràng
- Bị bỏng nặng
- Chấn thương nặng
Cách điều trị khi bị áp-xe
- Nếu ổ áp-xe nhỏ, bạn có thể chườm miếng dán ấm lên vị trí áp-xe hàng ngày để giảm kích cỡ của nó.
- Không nên chọc, hút mủ áp-xe bởi vì nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng diện rộng hơn.
- Nếu ổ áp-xe đủ lớn, bác sĩ có thể gây tê vùng xung quanh và loại bỏ ổ áp-xe.
Nguồn: DailyMail