7 lưu ý không thể bỏ qua quanh chuyện ăn uống của bạn

T.k,
Chia sẻ

Ăn uống khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của mình.

Muốn có thói quen ăn uống khoa học, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây.

1. Nên bảo quản canh trong nồi sứ

Cách bảo quản canh tốt nhất là lúc nấu đừng nên cho gia vị như muối vào canh. Nấu xong mới dùng muỗng sạch múc phần canh đủ dùng trong ngày, phần còn lại ăn không hết thì cho vào nồi sứ cất vào tủ lạnh. Lưu ý nếu đựng canh thừa trong nồi nhôm, nồi inox sẽ dễ xảy ra phản ứng hóa học.

2. Cá và hải sản để cách đêm có thể gây hại cho gan, thận

Những thức ăn ngon lành bổ dưỡng này nếu để cách đêm sẽ làm giảm protein, gây tổn hại cho chức năng gan, thận.

Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm… nếu để qua ngày hôm sau sẽ dễ gây ngộ độc cho người sử dụng vì những món ăn này chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt…

3. Không nên ăn nhiều nội tạng

Ăn nội tạng động vật làm thức ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ăn quá nhiều nội tạng động vật, bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Nội tạng động vật thường có hàm lượng cholesterol cao nên có thể là nguyên nhân tác động, gây ra các bệnh như rối loạn chuyển hóa mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout... Nếu ăn nội tạng, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, mỗi tuần ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.

7 lưu ý không thể bỏ qua quanh chuyện ăn uống của bạn 1
Ảnh minh họa

4. Uống trà sau bữa ăn có thể gây thiếu máu 

Uống trà sau bữa ăn là một thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe. trong trà có chứa một lượng lớn axit tanic, loại axit này lại phản ứng với chất sắt có trong thức ăn, sản sinh ra một hợp chất mới giúp cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn hơn và ảnh hướng rất xấu đến hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, thường xuyên uống trà sau bữa ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng sắt đáng kể. Nếu thường xuyên uống trà thậm chí có thể gây nên tình trạng thiếu máu.

5. Không ăn mộc nhĩ khi còn tươi

Bạn chỉ nên ăn mộc nhĩ đã phơi khô để loại bỏ nguy cơ hấp thụ chất độc vào cơ thể. Nếu mộc nhĩ còn tươi, các độc tố trong mộc nhĩ chưa được loại bỏ hết nên nếu ăn có thể dẫn đến mẩn ngứa phù nề và gây hại cho da khi bạn thường xuyên ra nắng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn mộc nhĩ sau khi chế biến và để qua đêm. Mộc nhĩ dù trồng trong nhà hay cắt từ gỗ mục ngoài trời đều có chứa nhiều muối nitrat, và sau khi nấu chín nếu để cách đêm cũng sẽ tạo ra hiện tượng nitrat sẽ trở lại thành muối natri nitrit, dễ gây ra nguy cơ ung thư.

6. Nên ăn trứng chín kĩ

Trong trứng có chứa một hàm lượng albumin, avadin nhất định, nếu ăn trứng chần hay trứng chưa chín kĩ sẽ dễ khiến cơ thể bị những loại vi khuẩn gây hại này trong trứng "tấn công". 

Đặc biệt, trứng nếu chưa chín hoàn toàn, để cách đêm trong tình trạng bảo quản không hợp lý thì phần lòng đỏ chưa chín dễ sinh ra vi khuẩn, gây chướng khí, nặng bụng. Tốt nhất bạn nên luộc thật chín trứng và giữ kín ở nhiệt độ thấp.

7. Không để nộm qua đêm

Món nộm thường chứa nhiều gia vị như dấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
Chia sẻ