62 tuổi chưa kết hôn, lương hưu 15 triệu đồng, sau khi cha mẹ mất, tôi nhận ra: Cuối cùng anh chị em ruột cũng chỉ là NGƯỜI DƯNG!
Cha mẹ mất đi, nhà không còn là chốn đi về thân thương nữa!
Bài viết là lời chia sẻ của bà Minh Hoa, 62 tuổi, sinh sống tại Quảng Tây (Trung Quốc). Những dòng tâm sự nhanh chóng nhận được sự đồng cảm từ CĐM sau khi đăng lên Toutiao.
Theo quan niệm phong kiến trước đây, con gái đi lấy chồng như "bát nước đổ đi". Người con gái và mọi người xung quanh sẽ coi gia đình chồng cô gái mới thật sự là nhà và đến nhà cha mẹ đẻ chỉ như khách tới chơi.
Trước đây, tôi hoàn toàn không không tin vào điều này. Tôi nghĩ rằng đó là quan điểm lạc hậu. Nhà mình sẽ vẫn là tổ ấm thực sự, là nơi có cha mẹ và anh chị em ruột chào đón khi chúng ta quay trở về.
Nhưng thực tế đã tát tôi một cái thật mạnh và khiến tôi hiểu rằng những gì người xưa nói không phải là không có lý, trường hợp của tôi cũng không ngoại lệ. Sau khi bố mẹ qua đời, tôi và anh trai, chị dâu dần phai nhạt tình cảm.
Anh trai và chị dâu thay đổi thái độ sau khi cha mẹ qua đời
Cha mẹ tôi qua đời 1 năm trước, bố tôi qua đời trước, và mẹ tôi qua đời 3 tháng sau đó. Cả 2 người mất đi do tuổi cao sức yếu nên ra đi nhẹ nhàng, không bệnh tật, không đau đớn. Tôi và anh trai cùng nhau lo liệu tang lễ cho cha mẹ. Những thứ mà cha mẹ để lại, tôi đều để lại cho anh trai và chị dâu, chỉ có khoảng 300 triệu đồng.
Hiện lương hưu của tôi là 15 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cuộc sống mà không cần nhờ cậy vào ai. Tôi cũng có 1 khoản tiết kiệm để phòng thân. Nói thêm nữa, tôi không lập gia đình, hiện ở một mình với bạn, thi thoảng về nhà cha mẹ thăm anh chị.
Sau khi cha mẹ qua đời, tôi về nhà sống một thời gian, dự định khoảng 3 tháng để lo nấu cơm cúng cha mẹ. 1-2 tuần đầu không có chuyện gì xảy ra. Nhưng về sau, có vẻ chị dâu không vui khi tôi sống ở đây. Chị phàn nàn rằng tôi là con nhưng không làm tròn bổn phận, chưa bao giờ chăm sóc cha mẹ già. Trong thời gian tôi ở nhà, chị dâu không bao giờ nấu một bữa ăn nào, tôi làm hết việc nhà và giặt hết quần áo.
Tôi cũng không còn trẻ tuổi, hàng ngày làm hết việc nhà cảm thấy rất mệt mỏi, muốnd dược nghỉ ngơi, nhưng sợ bị mọi người chê lười biếng. Cuối cùng tôi không chịu được vì ngày nào cũng nấu 3 bữa cơm cho rất nhiều người ăn, họ hàng, và hàng xóm xung quanh thi thoảng cũng tới. Ngoài ra còn nhiều việc không tên như: Dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, trồng rau, nuôi gia cầm,...
Vì thế, tôi quyết định thuê người giúp việc với chi phí 5 triệu đồng/tháng. Nghe vậy, chị dâu không vui và nói thẳng chi bằng số tiền đó đưa cho chị dâu. Ngoài ra, chị còn lấy thêm 2 triệu đồng tiền phí ăn uống của tôi hàng tháng. Dù bức xúc và buồn bực nhưng tôi cũng chấp thuận vì chỉ nghĩ mình ở nhà trong thời gian ngắn.
Không động vào số tiền 300 triệu đồng mà cha mẹ để lại nhưng mẹ tôi trước khi mất có cho tôi 1 dây chuyền vàng và 1 lắc vàng đeo tay, giá trị cũng không nhỏ. Biết chuyện, cả anh trai và chị dâu đều nói chuyện mỉa mai, cạnh khóe với tôi, khiến tôi sững sờ vì lòng người thay đổi.
Cuối cùng cũng hết 3 tháng lo cơm cúng cho cha mẹ, tôi trở về ngôi nhà của mình ở thị trấn. Giờ chỉ thỉnh thoảng tôi mới về quê. Mỗi khi bước vào ngôi nhà cha mẹ từng sống, tôi rơm rớm nước mắt, nhớ về những ký ức tươi đẹp. Mỗi lần về chơi, tôi cũng biết ý, mua hoa quả, quà bánh, thức ăn về nhà và biếu anh trai, chị dâu chút tiền tiêu vặt, dù tôi cũng chẳng khá giả.
Kể từ khi nghỉ hưu năm ngoái, sức khỏe của tôi không được tốt lắm và tôi phải nhập viện nhiều lần. Anh trai, chị dâu và các cháu tỏ vẻ hờ hững, không mấy quan tâm, chỉ hỏi thăm qua loa qua điện thoại. Giờ "thân cô thế độc" khiến tôi không tránh khỏi tủi thân. Có lần ra viện, tôi nhờ họ đến đón nhưng họ cũng từ chối, bảo tôi tự gọi taxi về.
Tôi nhớ có lần cơ thể còn mệt mỏi sau trận ốm nên trở về nhà với anh chị. Ngay bữa cơm trưa đầu tiên, đợi mãi chị dâu không đi nấu, tôi mới sốt ruột hỏi chị. Không ngờ chị trả lời rằng nhà hết đồ ăn. Những câu nói "mát mẻ" của chị khiến tôi buồn phiền, hóa ra ý chị muốn tôi đưa tiền để đi chợ. Thậm chí sau đó, tôi còn nghe thấy anh trai nói với vợ của mình: "Bao giờ cô ấy mới về nhà thế, thật phiền hà!". Nghe đến đây, nước mắt tôi chảy dài. Ngay cả anh trai - người thân ruột thịt cũng không còn coi trọng tôi.
Sau khi nghe được cuộc trò chuyện đó, tôi thu dọn đồ đạc và rời đi hôm sau. Suốt chặng đường, tôi suy nghĩ mãi về câu nói của người xưa. Đúng là khi cha mẹ không còn, nhà không còn là chốn về thân thương nữa. Từ đó, tôi hạn chế về quê để tránh phiền hà tới anh chị.