5 món ăn phổ biến ngày Tết có thể khiến đường huyết tăng đột biến, khuyến khích nên làm ngay 2 việc đơn giản để đường huyết được ổn định

Đậu Đậu,
Chia sẻ

5 món ăn sau đây được chứng minh rằng có thể khiến đường huyết tăng nhanh, bạn nên cân nhắc trước khi ăn chúng.

Tết cũng là dịp để bạn bè, người thân có thời gian được tụ hội bên những bàn tiệc đầy ắp các món ngon. Mâm cỗ ngày Tết bao giờ cũng có đầy đủ các món ăn từ thịt gà luộc, xôi gấc, bánh chưng... đây đều là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều calo và cũng có khả năng làm tăng đường huyết.

f9e82f232db84946abed06771c874c46.jpeg

Bạn nên nhớ rằng, thực phẩm bạn ăn có thể có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn. Cho dù bạn bị tiểu đường hay chỉ đơn giản là muốn duy trì lượng đường trong máu ổn định, thì điều quan trọng nhất đó là điều chỉnh chế độ ăn. Những thực phẩm có khả năng tiết insulin, giúp ổn định đường huyết mà chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng đều đặn đó là nước râu ngô, củ hành tây, mộc nhĩ, rau bina, mướp đắng... Ngược lại 5 món ăn sau đây được chứng minh rằng có thể khiến đường huyết tăng nhanh, nên cân nhắc trước khi ăn chúng.

5 món ăn phổ biến ngày Tết có thể khiến đường huyết tăng đột biến

1. Các món đồ nhúng lẩu

Lẩu là món ăn "chống ngán" ngày Tết rất tốt nhưng nó lại không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì một nồi lẩu thường chứa nhiều muối, dầu ăn và mỡ động vật... chúng đến từ phần nước lẩu, thịt ba chỉ bò, viên thả lẩu... tất cả đều có thể làm tăng đường huyết nhanh.

bigstock-Asian-cuisine-106858637.jpeg

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn lẩu chú ý chọn loại nước lẩu chay, cố gắng ăn thật nhiều rau, nên hạn chế dùng quá nhiều đồ nhúng lẩu giàu chất béo. Đồng thời nên tự pha nước chấm riêng để nước chấm không bị quá ngọt.

2. Dưa muối

Như đã nói ở trên, thực phẩm có chứa lượng muối quá lớn sẽ khiến cơ thể sản sinh ra cơ chế kháng insulin. Hơn nữa, khi được muối trong thời gian dài thì lượng vitamin và khoáng chất của dưa cũng đã bị mất đi nhiều, ăn lúc này sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nữa.

mon-mon-moi-ngay-cai-chip-muoi_nongnghiep-082508_187.jpeg

3. Nước uống có ga

Uống quá nhiều nước ngọt làm gia tăng mạnh mẽ về nồng độ glucose và insulin trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc làm gia tăng biến chứng ở căn bệnh này. Ngoài ra, axit cacbonic và caffein có trong nước ngọt cũng có thể gây mòn canxi, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ xương của bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài nước có ga thì rượu cũng rất nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường. Uống rượu lúc đói sẽ dẫn đến hạ đường huyết, uống rượu khi ăn nhậu sẽ dẫn đến đường huyết cao. Hơn nữa, rượu cũng có thể khiến thuốc tiểu đường bị giảm tác dụng.

4. Các món mứt, kẹo

Trong ngày Tết Nguyên Đán, trong các gia đình không thể nào thiếu vài đĩa mứt, kẹo để nhâm nhi cùng trà. Thực tế, các món mứt, kẹo thường chứa đường ở dạng cô đặc, có nhiều carbohydrate hơn và có nguy cơ gây bệnh tiểu đường cao hơn.

cach-lam-mut-kiwi-deo-say-kho-rung-ngon-11.jpeg

Trong đó các loại trái cây khô có chứa lượng đường cực lớn như nho khô, mận khô... Dù khi ăn chúng ta thường cảm nhận trái cây khô có nhiều vị chua nhưng bạn có biết rằng trái cây ở bất kỳ dạng nào khác với dạng tự nhiên như nước trái cây hoặc làm khô đều có lượng đường gấp đôi, có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao chóng mặt.

5. Các món đồ nếp

hap-xoi.jpeg

Các món đồ nếp như xôi, bánh... tuy có hương vị không quá ngọt nhưng chỉ số đường huyết rất cao. Nếu bữa nào cũng ăn đồ nếp, lượng đường huyết tăng cao đột ngột khiến insulin không kịp xử lý, sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

2 việc bệnh nhân tiểu đường có thể làm ngày Tết để ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh

Trong những ngày Tết bận rộn, người tiểu đường không có nhiều thời gian để tập thể dục và chế biến các loại nước uống, thực phẩm phức tạp để điều trị bệnh thì có thể làm 2 việc đơn giản dưới đây, chúng cũng có tác dụng rất tốt trong việc ổn định lượng đường trong máu.

- Đi bộ quanh nhà

Việc đi bộ quanh nhà rất phù hợp với thể chất của người bệnh tiểu đường, sẽ không mang lại gánh nặng thể chất cho bệnh nhân, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp lượng đường trong máu có thể trực tiếp giảm xuống.

- Uống trà

Vào ngày Tết, thay vì sử dụng các loại nước ngọt bệnh nhân tiểu đường nên tích cực uống trà vì chúng có chứa polyphenol, protein... có hiệu quả trong việc bổ sung độ ẩm cho cơ thể, đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

5 món ăn phổ biến ngày Tết có thể khiến đường huyết tăng đột biến, khuyến khích nên làm ngay 2 việc đơn giản để đường huyết được ổn định - Ảnh 6.

Chia sẻ