5 kiểu ăn sáng có thể khiến đường huyết tăng vọt, người tiểu đường nên tránh xa kẻo gặp biến chứng tim mạch và mạch máu não

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Nhiều người nghĩ chỉ cần bỏ ăn cơm là có thể duy trì đường huyết ổn định, xong thực tế ngoài cơm còn có rất nhiều món ăn có thể làm tăng đường huyết.

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, nếu bệnh nhân không nghiêm khắc trong quá trình ăn kiêng, luôn tiêu thụ những món có hàm lượng đường và muối cao có thể khiến đường huyết tăng vọt, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

a30c6da3d19d425b8b020defbae00464.jpeg

Trong ngày, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, quyết định tình trạng đường huyết cả một ngày vì thế việc lựa chọn nên ăn gì trong bữa sáng cũng rất cần thiết. Nhiều người nghĩ chỉ cần bỏ ăn cơm là có thể duy trì đường huyết ổn định, xong thực tế ngoài cơm còn có rất nhiều món ăn có thể làm tăng đường huyết.

Vậy đâu là những món ăn sáng dễ làm tăng lượng đường trong máu?

5 món ăn sáng khiến đường huyết tăng vọt, gây biến chứng tim mạch và mạch máu não

1. Bún

Khi đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Vào buổi sáng, nhiều người thích ăn bún, mì gạo... đây đều là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thường xuyên ăn sẽ dễ bị tăng đường huyết. Muốn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn tốt nhất không nên ăn nhiều bún vào bữa sáng. Bạn nên chọn một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để có chất dinh dưỡng, ví dụ như bột yến mạch, trứng, sữa, rau... Tuy nhiên, khi đường huyết ổn định, bạn vẫn có thể ăn bún theo liều lượng mà bác sĩ cho phép.

0bc881ab3a75faa166b5ba5fac424786.jpeg

Muốn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn tốt nhất không nên ăn nhiều bún vào bữa sáng.

2. Sữa đậu nành

Nhiều người uống sữa đậu nành ăn cùng bánh mì để cung cấp năng lượng cho bữa sáng, tuy nhiên sữa đậu nành có vị ngọt, chứa nhiều đường nên dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ.

Để tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường không nên uống sữa đậu nành, bạn có thể lựa chọn uống sữa không đường hoặc thay thế bằng trà hoa cúc, nước lọc, nước mướp đắng...

3. Bánh bao hấp

Bữa sáng cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các hoạt động sống bình thường, tuy nhiên người bệnh tiểu đường cần tránh xa bánh bao hấp vào bữa sáng để tránh lượng đường trong máu tăng lên đáng kể. Bởi bánh bao hấp chứa nhiều tinh bột, hơn nữa còn chứa đường trắng nên rất nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.

hap-banh-bao-1-phunutoday_vn.jpeg

Bánh bao hấp chứa nhiều tinh bột, hơn nữa còn chứa đường trắng nên rất nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.

4. Hoa quả sấy khô

Nguyên liệu chính của trái cây sấy khô là trái cây và đường. Tuy rất ngon nhưng sau khi chế biến thì hàm lượng đường trong đó có xu hướng tăng lên gấp mấy lần, ví dụ như nho khô ăn không ngọt nhưng lượng đường trong đó có thể gấp 4 lần so với những loại nho tươi.

5. Đồ ăn nhẹ không đường

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, các loại thực phẩm như bánh quy và đồ ăn nhẹ phải được kiểm soát chặt chẽ. Trên thị trường có nhiều món ăn vặt tuyên bố không chứa đường khiến bệnh nhân tiểu đường lạm dụng.

Tuy nhiên, những món ăn vặt không đường chưa chắc đã an toàn, bản thân những món ăn vặt này đã chứa một lượng lớn tinh bột, chất này có thể bị phân hủy thành glucose trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong bữa sáng, bạn cần chủ động tránh xa loại thực phẩm này.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì buổi sáng là tốt nhất?

- Trái cây tươi như: táo, chuối, cam, lê, đào,…

- Yến mạch, ngũ cốc nguyên cám hoặc ngũ cốc không đường

- Quả hạch nhân

- Các loại hạt như: óc chó rang, hạnh nhân, đậu phộng hoặc một hỗn hợp

- Trứng, sữa hạnh nhân

- Sữa chua không đường

- Ớt và hành tây đông lạnh, cà chua.

4 thực phẩm này không ngọt nhưng lại làm tăng đường huyết cực nhanh, bác sĩ khuyến cáo người tiểu đường không nên ăn nhầm - Ảnh 6.

Chia sẻ