4 cách cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp, giúp chị em công sở ngừng các hành động "kém sang" dễ gây mích lòng

Min,
Chia sẻ

Ngày ngày cố gắng tỏ ra là người tốt, quan tâm tới đồng nghiệp, nhưng chị em công sở nào ngờ mình chỉ đang làm các hành động "kém sang". Chờ gì nữa mà không học hỏi ngay 5 cách dưới đây để cải thiện.

Trong bất kỳ môi trường công sở nào cũng vậy, giữa đồng nghiệp với nhau đều tồn tại một mối liên kết vô hình. Mối liên kết này tác động trực tiếp, ảnh hưởng phần nào đến công việc, và thậm chí là năng suất làm việc của mỗi cá nhân. Đồng nghiệp tốt sẽ tương hỗ mình, giúp đỡ mình những khi hoạn nạn, khó khăn, đôi khi còn chỉ dạy mình nhiều thứ trong công việc,... Tuy nhiên, dù hiểu và nhận thức rõ điều đó nhưng không phải ai cũng biết cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Các cách dưới đây sẽ giúp chị em:

6-Professional-Women-Share-the-Secrets-That-Keep-Them-Going—at-Full-Speed-Keds_Monica-Garwood

Tôn trọng mọi đồng nghiệp

Trong môi trường công sở lắm thị phi, bên cạnh những đồng nghiệp tốt sẽ có không ít các cá nhân xấu tính, thích gây chuyện và cạnh khóe với người khác. Ấy thế, dù tốt hay xấu, đã là đồng nghiệp làm chung với nhau trong cùng một công ty, chị em phải tuyệt đối tôn trọng. Tất nhiên, tôn trọng không có nghĩa là phải "thảo mai", phải xởi lởi nói cười, ngoài mặt thì vui, trong lòng lại dậy sóng.

Tôn trọng ở đây có nghĩa là đừng làm chuyện phiền toái, gây khó chịu cho đồng nghiệp (bất kể tốt xấu), chẳng hạn như: không được nói chuyện to tiếng trong văn phòng, không được bày bừa đồ cá nhân lung tung trong không gian làm việc chung, không được đi tọc mạch nói xấu sau lưng người này người nọ, không được tự tiện dùng đồ của người khác,... Nếu không may vô tình bị đồng nghiệp nhắc nhở vì đã làm việc gì đó gây phiền, hãy chân thành xin lỗi, tuyệt đối không lặp lại lần thứ 2. 

il_794xN

Hãy tử tế nhưng đừng quá quan tâm

Nhiều chị em hay lầm tưởng, quan tâm đồng nghiệp là một việc tốt nên làm, cứ thế quan tâm hết người này đến người kia, chứng tỏ cho họ thấy mình tốt bụng, chuyện gì cũng hỏi han tìm cách giải quyết giúp. Ấy thế, lắm lúc chính sự quan tâm này sẽ gây hại ngược lại chị em, bởi lẽ, dù thân quen đến cỡ nào nhưng mỗi người đều có cuộc sống riêng và một khi chị em bắt đầu can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của đồng nghiệp thông qua hai chữ "quan tâm", chắc hẳn họ sẽ rất khó chịu, thậm chí là còn ghét luôn vì… chị em đã biết quá nhiều hoặc quá nhiều chuyện. 

Vậy nên, tốt nhất là chỉ nên quan tâm với mức độ vừa phải, chính xác hơn mà nói là hãy tử tế thôi. Nếu đồng nghiệp mở lời xin giúp đỡ, chị em hãy cho họ lời khuyên, nói thẳng vào trọng tâm, đừng đào sâu vào vấn đề, đừng đặt ra hàng loạt câu hỏi chẳng liên quan. Nhìn nhận rõ giới hạn để tránh gây ra nhiều sự đổ vỡ mới là người thông minh. Ranh giới giữa quan tâm và nhiều chuyện chỉ cách nhau có 1 sợi tóc.

the-value-of-intersectional-friendships

Cư xử đúng mực, rạch ròi

Cư xử đúng mực với người khác gần như là bài học vỡ lòng mà ai ai cũng biết. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với đồng nghiệp ở công ty, nhiều chị em vì một lý do gì đó đã quên mất bài học này, cuối cùng gây ảnh hưởng đến công việc, bị mọi người xa lánh và còn lâm vào tình cảnh tự hại chính mình. Có hai trường hợp thường thấy nhất:

- Với đồng nghiệp thân quen: Chị em thường có xu hướng khá cởi mở với đồng nghiệp thân quen mà mình yêu thích, ấy thế lắm lúc vì "vui quá" lại cư xử bỗ bã không đúng mực, hết đùa quá trớn lại đem chuyện riêng tư của họ ra làm chủ đề nói chuyện. Trong công việc chung, nhiều khi lại còn vì chữ "thân" nên buộc đồng nghiệp phải nhân nhượng với mình, xem việc giúp đỡ mình là "trách nhiệm" của họ.

3342_181115_rp_kimi_kimoki_friends

- Với đồng nghiệp đáng ghét: Nói xấu sau lưng những đồng nghiệp kiểu này là chuyện như cơm bữa của chị em. Tới khi có việc chung mà hai người buộc phải làm với nhau, chị em hầu như chẳng buồn trao đổi, email không thèm giải quyết, nhìn mặt còn khó huống gì bàn luận đưa ra phương án làm việc,... cứ thế công việc trì trệ, ảnh hưởng đến tiến độ và cả hai bị sếp mắng cho một trận, có khi còn nhận quả phạt đắng lòng chứ chẳng chơi. 

Quả thật, từ những tác hại dễ nhìn thấy bên trên, hy vọng từ nay chị em phải chấn chỉnh lại mình, cư xử cho đúng mực, đồng thời rạch ròi giữa cảm giác yêu ghét cá nhân và công việc chung cần phải giải quyết. 

cover

Đừng làm thân với đồng nghiệp bằng cách nhiều chuyện

Như đã nói, môi trường công sở vốn lắm thị phi, mỗi ngày đều có không ít tin đồn lan ra, khi thì "cô A bị chồng bỏ", lúc thì "anh B ngoại tình với cô gái lầu trên",... toàn những tin giật gân nóng hổi đặc biệt được cộng đồng chị em văn phòng quan tâm. Tuy nhiên, quan tâm thôi thì chẳng có gì đáng nói. Cái đáng nói và cũng thật đáng sợ là khi chị em lại mang các câu chuyện đó ra để đi kể cho người khác, nhất là những đồng nghiệp mình đang muốn lấy lòng. 

Đừng nghĩ đồng nghiệp cũng giống mình, luôn hào hứng tò mò chú ý với các tin đồn tràn ngập drama trong công ty. Nếu vô tình lanh mồm vừa nghe xong đã mang đi kể cho chị gái đồng nghiệp bàn bên (vốn thường ngày nghiêm túc khó tiếp cận) với mục đích làm quen thì chẳng những chị ấy không có thiện cảm mà còn cho rằng bạn là một người lắm mồm, không đáng tin. Khoảng cách giữa bạn và chị đồng nghiệp cứ thế xa càng thêm xa. 

Chia sẻ