"Tứ đại kỵ" chị em tuyệt đối không được đem ra nói trong môi trường công sở, kể cả với đồng nghiệp tin tưởng

Min,
Chia sẻ

Môi trường công sở chẳng khác nào cái "hậu cung", người mình tin tưởng chưa chắc là người thuộc phe mình; lời mình nói ra, chưa chắc đã không loang xa như hương hoa sữa đầu thu.

Có một sự thật mà chị em văn phòng không ai dám phủ nhận rằng: môi trường công sở đích thị là một nơi tai vách mạch rừng. Chỉ cần không cẩn thận mà nhỡ mồm tí thôi thì lời nói nhỏ xíu, chẳng có gì to tát cũng khiến cả công ty dậy sóng ầm ì. Vậy nên, để tránh trở thành đối tượng vô tình tạo nên sóng gió, hoặc thậm chí bản thân bị đưa ra thành đề tài buôn chuyện nhỏ to, chị em công sở tuyệt đối phải thận trọng với "tứ đại kỵ" không được nói ra dưới đây:

gossip-woman-girlfriend-vector-5846502

Tiền lương

Trong mọi tình huống của cuộc sống, tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, nó có thể phá vỡ nhiều giới hạn và đẩy các mối quan hệ đến bờ vực đổ vỡ. Môi trường công sở cũng không ngoại lệ, nhất là tiền lương. Từ xưa đến nay, thảo luận tiền lương với đồng nghiệp là một điều cấm kỵ mà chị em luôn cần phải e dè, dù mình không chủ động nói ra nhưng lắm lúc hay bị đồng nghiệp "gài bẫy" dẫn đến việc tiện mồm "khai" ra hết.

Lý do buộc chị em không được chia sẻ bàn tán về vấn đề lương bổng của nhau đã được cố vấn nhân sự Samantha Moyer của trường cao đẳng Marymount Manhattan giải thích: "Đừng thảo luận với đồng nghiệp về mức lương, thưởng của cá nhân bạn. Nếu bạn biết rằng, công ty đãi ngộ khác nhau giữa các nhân viên, điều đó sẽ dẫn đến sự oán giận của bạn hoặc của đối phương".

Women-money-1128580989_383843

Cuộc sống riêng tư

Nhiều chị em cho rằng, đồng nghiệp cũng chỉ là những người biết mình ở môi trường công sở, không tỏ tường hết các vấn đề, cũng như là các mối quan hệ của mình trong cuộc sống thường ngày, vậy nên đôi khi tỉ tê tâm sự chuyện riêng cũng chẳng có gì ảnh hưởng. Sai lầm từ đây mà ra! Những đề tài trong các cuộc "buôn dưa lê" nói xấu sau lưng đồng nghiệp của kẻ xấu tính chưa bao giờ bị giới hạn ở phạm vi công ty, mà đó còn là chuyện cá nhân của người khác. Nên nhớ, công sở chẳng khác nào cái "hậu cung", người mình tin tưởng chưa chắc là người thuộc phe mình, lời mình nói ra, chưa chắc đã không loang xa như hương hoa sữa đầu thu. 

Nghĩ mà xem, vào một ngày trời không đẹp lắm, sẵn ngồi kể cho cô bạn đồng nghiệp bàn bên chuyện thất tình ai oán riêng tư. Xong hôm sau cả công ty đều đồn ầm lên là mình bị "bồ đá" thì bản thân sẽ cảm thấy thế nào? Hay tự dưng sáng thứ 2 đi kể cho hội đồng nghiệp thân quen về bữa tiệc tùng linh đình đêm chủ nhật, đến lúc họp hành công việc không hiệu quả, lại bị sếp lôi ra nhắc nhở "em bớt ăn chơi lại đi!", có phải chua chát lắm không?

1_1P6eT35inOZokFRYRktXEw

Áp lực công việc

Công việc nào mà chẳng có áp lực, nhưng đón nhận áp lực thế nào mới là vấn đề mà chị em cần phải giải quyết chứ chẳng phải cứ ngồi đó than thở, đem ra kể với hết đồng nghiệp này đến đồng nghiệp khác. Vô tình lọt vào tai người vốn chẳng ưa mình, thế khác nào mình tự biến thành một kẻ lười biếng, không có năng lực trong mắt họ. Đôi khi những lời than thở về áp lực công việc tưởng như vô thưởng vô phạt này sẽ bị kẻ xấu lợi dụng để hạ bệ bạn. Con đường thăng tiến, cuộc sống chốn công sở bất trắc chỉ vì chút lời than vặt thật không đáng tí nào, phải không?

Chưa kể, cảm xúc cũng là thứ rất dễ lây lan, vậy nên khi đồng nghiệp trong cùng công ty, làm cùng bao nhiêu đó việc nghe bạn suốt ngày than thở áp lực thế này thế nọ sẽ nghĩ như thế nào? Chắc chắn sẽ không vui vẻ chút nào. Tốt nhất có áp lực thì cũng tìm cách giải quyết, than thở chẳng giúp được gì chỉ chuốc hại vào thân thôi chị em ạ. 

B3-BF199_UNDERM_GR_20180724121111

Ý định nhảy việc

Nếu có ý định nghỉ việc để sang một công ty khác dù tích cực (công ty mới đưa ra đãi ngộ cực tốt) hay tiêu cực (công việc công ty hiện tại đang quá áp lực) thì chị em công sở cũng tuyệt đối không được kể với đồng nghiệp, có thân thiết cũng không được kể. Bởi lẽ khi thông tin về ý định nhảy việc của bạn bị rò rỉ đến tai sếp, rất có thể sếp sẽ cho bạn vào "danh sách đen", "tặng" thêm vài trở ngại khó nhằn và chính thức sa thải bạn trước khi bạn thực sự sẵn sàng để rời khỏi công ty hoặc khi chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc mới. Suy cho cùng, từ ý định đi đến hành động cũng là một khoảng cách khá xa. 

f7217937336207

Để giải quyết vấn đề này, chuyên gia nhân sự Moyer khuyên chị em: "Bạn nên trình bày quyết định nghỉ việc của mình với sếp trực tiếp đầu tiên. Đừng để sếp nghe thông tin về kế hoạch nghỉ việc của bạn từ đồng nghiệp. Nếu điều đó xảy ra, tốt nhất bạn nên ngay lập tức gặp ông chủ và nói về quyết định của mình". 

Chia sẻ