4 xét nghiệm y tế bạn cần cân nhắc khi thực hiện

T.L,
Chia sẻ

Nhiều người cho rằng xét nghiệm y tế nào cũng giúp chẩn đoán bệnh tốt. Thực tế, trong một số trường hợp, việc xét nghiệm phức tạp lại được coi là chưa cần thiết.

Theo một báo cáo của tạp chí Archives of Internal Medicine, thì có tới 28% các bác sĩ thừa nhận đã yêu cầu bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm không cần thiết để phòng trường hợp có sơ suất trong quá trình khám bệnh.

Dưới đây là 4 loại xét nghiệm y tế bạn có thể không cần làm trong một số trường hợp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước bất kì hình thức chẩn đoán bệnh nào nhé.

1. Điện tâm đồ (ECG) để phát hiện các bất thường về tim, tìm ra các bệnh tim mạch

Tại sao bạn không cần thực hiện: Nếu bạn có sức khỏe tốt, ít có các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim, cao huyết áp, không có tiền sử hút thuốc lá, thường xuyên vận động thì việc thực hiện điện tâm đồ cũng không giúp đau tim, theo các khuyến nghị 2012 từ Dịch vụ dự phòng Task Force (USPSTF) của Mỹ. 

Theo lời khuyên của bác sĩ Michael LeFevre, đồng phó chủ tịch của USPSTF thì để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bạn nên tập thể dục thường xuyên và giữ trọng lượng khỏe mạnh.

2. Nội soi để chẩn đoạn bệnh trào ngược dạ dày (GERD) 

Tại sao bạn không cần thực hiện: Theo bác sĩ Amir Qaseem, Giám đốc khoa lâm sàng tại trường Cao đẳng Mỹ, "chẩn đoán GERD bằng cách nội soi hay qua các triệu chứng như ợ nóng, đau họng và khó nuốt... là như nhau. Hơn nữa, bất kì thủ thuật xâm lấn nào cũng đều có thể để lại biến chứng, trong trường hợp này có thể gây thủng ở đường tiêu hóa nếu bác sĩ không cẩn thận".

Bác sĩ Qaseem cũng khuyên bạn nên chờ một thời gian sau khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu sau 4-8 tuần bệnh không hết thì mới nên nội soi có thể loại trừ các bệnh nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp, ví dụ như ung thư thực quản. 

4 xét nghiệm y tế bạn cần cân nhắc khi thực hiện 1
Trong một số trường hợp, việc xét nghiệm phức tạp lại được coi là chưa cần thiết. Ảnh minh họa

3. Chụp MRI, CT khi thấy khó chịu ở lưng dưới

Tại sao bạn không cần thực hiện: Theo một nghiên cứu năm 2010 của Trường Đại học Y Johns Hopkins thì chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) hay chụp CT (chụp cắt lớp) không những không cải thiện phục hồi tình trạng khó chịu ở lưng dưới mà còn làm tăng khả năng phải phẫu thuật của bệnh nhân lên 8 lần. Hơn nữa, kiểm tra hình ảnh bằng cách tiếp xúc với bức xạ, theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Bác sĩ Zackary Berger của trường Đại học Y Johns Hopkins cho biết, trong trường hợp này bạn nên tập vật lý trị liệu và uống thuốc chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Quét mật độ khoáng của xương để sàng lọc bệnh loãng xương 

Tại sao bạn không cần thực hiện: Một nghiên cứu về thời kì mãn kinh của Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ cho thấy 40% phụ nữ được quét mật độ khoáng của xương không đạt được mục đích là phát hiện có nguy cơ loãng xương hay không. Nếu xét nghiệm cho thấy có sự mất xương nhẹ, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc loãng xương, mặc dù bằng chứng cho thấy nó sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo bác sĩ Margery Gass, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ thì bạn nên tăng cường sức khỏe của xương bằng cách bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể. Việc thực hiện quét mật độ khoáng của xương có thể chờ tới khi bạn 65 tuổi thì thực hiện.
Chia sẻ