3 thực phẩm đừng bao giờ cho vào nồi nấu chậm kẻo gây ngộ độc, mất chất
Ngày nay, các loại nồi nấu chậm dần trở nên phổ biến hơn trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định mà bạn cần chú ý khi sử dụng.
Theo trang Taste of Home, nồi nấu chậm là một thiết bị điện giúp đun sôi thức ăn ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Do phương pháp nấu trong thời gian dài này, nồi nấu chậm rất phù hợp để làm mềm những miếng thịt lớn, làm món hầm. Nhưng đó không phải là tất cả những gì nó có thể làm. Nồi nấu chậm cũng là sự lựa chọn hàng đầu của người nấu tại nhà cho các món súp và sườn, cùng với nước chấm, đồ uống và bánh mì.
Ngoài tính linh hoạt, nồi nấu chậm còn có nhiều lợi ích khác, như khả năng nấu chín đều thức ăn mà không cần dùng tay để đảo thức ăn.
Ưu điểm của việc nấu chậm bao gồm:
- Tránh sản sinh ra các chất có hại: Nhiệt độ nấu chậm ở nhiệt độ thấp thường chỉ từ 50-80 độ C, do đó không cần phải lo lắng về việc tạo ra chất gây ung thư; đồng thời, hầu như không có khói nấu ăn, tránh được tác động của khói bụi đến sức khỏe đường hô hấp.
- Không cần đứng 1 chỗ khi nấu nướng: nấu chậm ở nhiệt độ thấp có thể cho phép bạn hẹn giờ, nên bạn không phải lo kiểm soát nhiệt, khó bị cháy, kể cả nấu quá giờ cũng sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng món ăn. Và nấu chậm ở nhiệt độ thấp đủ ổn định để đảm bảo hương vị đồng nhất.
- Thức ăn mềm và ngon ngọt hơn: Công nghệ hiện tại có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ và thời gian nấu ở nhiệt độ thấp, nhờ đó thức ăn được làm nóng đều và mọi phần đều có thể đạt đến cùng nhiệt độ, từ đó đạt được hiệu quả tốt hơn các phương pháp nấu ăn truyền thống, đặc biệt là khi nấu những miếng thịt lớn.
- Có thể bảo quản thực phẩm tốt hơn: Nấu chậm ở nhiệt độ thấp cũng có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm, thực phẩm được bảo quản theo cách này sẽ không dễ bị mất hương vị và kết cấu sau khi hâm nóng. Nếu bảo quản bằng phương pháp thông thường, quá trình oxy hóa mỡ cá sẽ có mùi tanh; myoglobin trong thịt đỏ tươi sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu nâu; các lát trái cây sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu nâu, nhưng nấu chậm ở nhiệt độ thấp có thể tránh được tất cả những điều này.
Mặc dù nấu chậm có rất nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có những nhược điểm.
- Thời gian nấu lâu: Thông thường, việc chiên hoặc luộc ức gà có thể thực hiện trong vòng 10 đến 15 phút, nếu sử dụng phương pháp nấu chậm thì có thể mất 2 giờ.
- Có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc mất chất: Việc nấu chậm ở nhiệt độ thấp không đủ thời gian có thể khiến thực phẩm không được tiêu diệt hoàn toàn vi rút, vi khuẩn hoặc làm thực phẩm chưa chín kĩ. Ngoài ra, do nấu chậm cũng giữ lại rất nhiều hơi nước bên trong nồi, do đó, việc không vệ sinh cẩn thận nồi sau mỗi lần nấu có thể tiềm ẩm nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, có một số thực phẩm không được đun nóng đến nhiệt độ hoặc thời gian đủ có thể gây ngộ độc nên không nên nấu chậm ở nhiệt độ thấp.
3 thực phẩm đừng bao giờ cho vào nồi nấu chậm kẻo gây ngộ độc, mất chất
1. Nấm
Nhiều loại nấm có chứa một mức độ độc tính nhất định và khó tiêu diệt trong môi trường nấu ăn ở nhiệt độ thấp. Do đó, việc nấu chậm ở nhiệt độ thấp có thể khiến bạn vô tình ăn phải những độc tính đó vào cơ thể, gây ra các khó chịu nhất định, ở trường hợp nặng có thể dẫn đến ngộ độc.
2. Các loại đậu
Chẳng hạn như đậu thận, đậu đỏ, sữa đậu nành... Chúng có chứa phytoerythrocyte agglutinin hoặc saponin... có tác dụng kích thích mạnh lên niêm mạc dạ dày, đồng thời cũng có thể làm tổn thương và làm tan máu các tế bào, và có độc tính nhất định.
Do đó, để an toàn khi ăn, cần phải đun nóng đến 100 độ C trong vài phút, thậm chí đun hơn nửa giờ mới có thể đảm bảo an toàn để ăn.
3. Thịt có mô liên kết
Nhìn chung, phần thịt bụng dưới sườn của động vật rất giàu mô liên kết. Mô liên kết không thể bị phá vỡ ở nhiệt độ thấp và cần được xử lý ở nhiệt độ cao trước khi có thể ăn được.