3 món ăn vặt mà người bệnh tiểu đường có thể ăn, không lo tăng đường huyết mà thậm chí còn có lợi cho sức khỏe
So với các bệnh khác, bệnh tiểu đường không chỉ cần dùng thuốc hàng ngày mà quan trọng hơn là cần kiểm soát chế độ ăn hàng ngày.
Ai cũng nghĩ bệnh tiểu đường là căn bệnh nào đó rất xa vời, xong thực tế nó lại ở rất gần xung quanh chúng ta.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tại Việt Nam tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc đái tháo đường mà không biết.
Đáng nói, đái tháo đường là tình trạng tăng glucose trong máu, là bệnh mạn tính, không thể chữa lành. Việt Nam có đến 55% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng, chủ yếu là tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Vì vậy phải kiểm soát đường trong máu thật tốt, ngăn ngừa biến chứng.
So với các bệnh khác, bệnh tiểu đường không chỉ cần dùng thuốc hàng ngày mà quan trọng hơn là cần kiểm soát chế độ ăn hàng ngày. Nhiều người cho rằng, bệnh nhân tiểu đường chỉ được phép ăn rau, không được phép ăn các món ăn vặt. Xong thực tế, người tiểu đường có thể ăn 3 món ăn vặt sau đây.
3 món ăn vặt tốt cho bệnh tiểu đường
1. Sữa chua không đường
Các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi, protein và các chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, sữa chua không đường vừa giúp đảm bảo đường huyết không bị dao động, vì chứa nhiều vi khuẩn lactic có lợi nhất định cho sức khỏe đường tiêu hóa, rất thích hợp cho người trung niên và người có đường huyết cao.
Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua dán mác không đường nhưng thực tế là có chứa nhiều chất phụ gia hoa quả để tăng vị ngon. Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được dùng loại sữa chua này, tốt nhất nên tự làm sữa chua tại nhà để đảm bảo chúng nguyên chất không đường.
2. Quả hạch: Hạt điều, óc chó...
Người tiểu đường thường lo sợ các loại hạt có nhiều chất béo nên không dám ăn. Nhưng thực tế, các loại hạt rất giàu axit béo không bão hòa như axit linolenic, cũng như giàu vitamin và khoáng chất. Có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.
Ví dụ, hạt điều rất giàu chất xơ, quả óc chó rất giàu crom, có thể thúc đẩy độ nhạy insulin,... Do đó, các loại hạt có thể được sử dụng một cách điều độ.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi ăn các loại hạt, không nên ăn quá nhiều. Mỗi lần ăn không ăn quá 10 hạt dưa, 5 hạt lạc, nửa quả óc chó, 4 hạt điều. Nếu có thể thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
3. Trái cây ít đường
Nhiều bệnh nhân tiểu đường không dám tiêu thụ trái cây vì lo sẽ bị tăng lượng đường trong máu. Quan điểm này vô cùng sai lầm, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn trái cây, miễn là ăn đúng liều lượng và loại trái cây tiêu thụ phải thuộc loại không chứa quá nhiều đường.
Trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và một lượng chất xơ nhất định, có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn và giúp duy trì axit trong cơ thể. Vì vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây, một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn: Kiwi, táo, dâu tây, bưởi, cam...
Một số loại trái cây nhiều đường mà người bệnh nên tránh là: quả nho, quả dứa, quả xoài, quả chuối, quả bơ...
Lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường ăn vặt
- Khi đường huyết của người bệnh ở trạng thái ổn định trong thời gian dài, đường huyết không biến động thường xuyên có thể ăn vặt. Nếu đường huyết ở mức cao thì không nên sử dụng.
- Lượng đồ ăn vặt tiêu thụ mỗi ngày cũng không nên quá nhiều. Vì vậy cần tham khảo bác sĩ về số lượng có thể ăn vì mỗi bệnh nhân sẽ có một tình trạng bệnh khác nhau.
13 dấu hiệu của tiền tiểu đường, đừng dễ dàng bỏ qua
Trước khi phát hiện ra bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gửi đi một loạt các tín hiệu bất thường, nếu phát hiện kịp thời có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
- Thường xuyên khát nước.
- Tăng lượng nước tiểu.
- Thường xuyên đói.
- Giảm cân: Dù ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn giảm, thậm chí giảm hơn 10% cân nặng trong thời gian ngắn.
- Mệt mỏi: Glucose trong máu không được cơ thể hấp thụ và sử dụng để cung cấp năng lượng cho tế bào, tế bào không đủ năng lượng sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Rối loạn thị lực: Nhìn mờ không rõ nguyên nhân, giảm thị lực.
- Ngứa da: Hàm lượng glucose trong máu tăng cao sẽ gây kích ứng bề mặt da khiến người bệnh bị ngứa da bất thường.
- Chuột rút cơ bắp.
- Rối loạn chức năng sinh sản nam: Bệnh tiểu đường có thể gây liệt dương ở nam giới
Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường trên, bạn phải đi khám kịp thời, tránh làm chậm thời gian điều trị bệnh tốt nhất.