3 loại rau siêu độc, gây ung thư còn nhanh hơn cả thói quen ăn trầu: Bác sĩ khuyên nên ít động vào nhưng nhiều người vẫn rất chủ quan

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Trầu cau không phải là loại thực phẩm duy nhất gây ung thư. Trong tự nhiên còn có 3 loại rau chứa độc tố, thậm chí còn gây ung thư nhanh hơn cả trầu. Bạn có biết đó là gì không?

Đi theo sự phát triển của thời đại, nhận thức của con người về những thực phẩm gây hại cho sức khỏe càng ngày càng lớn hơn. Đã có nhiều món ăn từng rất phổ biến trong quá khứ nhưng đến ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng chúng rất nguy hiểm đối với cơ thể.

Trầu cau là một trong những món ăn như thế. Những người nghiện ăn trầu cho biết sau khi sử dụng, trầu khiến tinh thần sảng khoái, miếng trầu cũng giống như điếu thuốc lá, càng ăn càng nghiện.

dnp-tuc-an-trau-o-chau-a-12.jpeg

Các chuyên gia y tế cho rằng, những người ăn trầu thường xuyên có nguy cơ bị ung thư dạ dày, ung thư miệng, ung thư đường ruột cao hơn những người khác. Nguyên nhân chính là do cấu tạo cứng của miếng trầu làm tổn thương niêm mạc miệng, gây viêm loét, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.

Hơn nữa, quả cau có chứa các thành phần chính như ancaloit và polyphenol. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh alkaloid là chất độc gây đột biến gen, và liên quan chặt chẽ nhất đến sự xuất hiện của bệnh ung thư.

b94792133a564382a857f3bd0cf743e3.jpeg

Năm 2003, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa trầu vào "danh sách đen" các tác nhân gây ung thư, được xếp vào nhóm gây ung thư loại I.

Tuy nhiên, trầu cau không phải là loại thực phẩm duy nhất gây ung thư. Trong tự nhiên còn có 3 loại rau chứa độc tố, thậm chí còn gây ung thư nhanh hơn cả trầu. Bạn có biết đó là gì không?

3 loại rau siêu độc, gây ung thư còn nhanh hơn cả thói quen ăn trầu

1. Cải thảo phần thân tươi non, phần rễ bị thối

Cải thảo vừa giòn ngọt lại rất bổ dưỡng. Chúng giàu chất xơ thô không chỉ làm ẩm đường ruột, thúc đẩy quá trình giải độc mà còn kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân và giúp tiêu hóa, có tác dụng phòng chống ung thư ruột rất tốt.

Tuy nhiên khi mua cải thảo về ăn bạn cũng phải lựa chọn thật kỹ. Bởi hiện nay trên thị trường có nhiều loại cải thảo được ngâm formaldehyde trước khi bán để chúng trông tươi hơn, lâu hỏng hơn sau khi trải qua một quãng đường dài vận chuyển.

c747fa066007419ca3d22cd21e90d0ac.jpeg

Khi đi chợ, nếu thấy phần rễ bị thối nhưng lá cải thảo vẫn rất non, mềm; ngửi thấy mùi hắc, hay có mùi hóa chất bất thường thì tuyệt đối không mua, không sử dụng. Cải thảo bị ngâm formaldehyde có thể gây hại cho mạch máu, thậm chí là có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi).

2. Bí ngô tích trữ quá lâu

Bí ngô có mùi vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường vận động dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Ưu điểm lớn nhất của bí ngô đó là có thể bảo quản được lâu, nhất là vào mùa thu đông có thể bảo quản trong vài tháng.

bi_do_an_khong_het_dem_sat_thu_nay_len_de_bao_lau_cung_khong_so_hong.jpeg

Tuy nhiên, nếu bí ngô để lâu thì phải quan sát kỹ, nếu như có dấu hiệu bị thối mốc, hư hỏng thì nên loại bỏ ngay. Bởi bí ngô là loại rau quả có chứa lượng đường cao, nếu bảo quản ở nơi quá ẩm sẽ dễ bị oxy hóa, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là có nấm mốc.

Nấm mốc trên bí ngô có thể chứa aflatoxin, là một loại độc tố nấm mốc gây hại cho gan thận và gây nên tình trạng ung thư gan.

3. Nấm lạ

Đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc, giảm thị lực, rối loạn thần kinh vì ăn phải nấm độc. Các loại nấm độc thường có màu tím, vàng, đỏ, đen, xanh... bề ngoài vừa cuốn hút vừa kỳ lạ, thường mọc ở các hốc cây, trong môi trường tối và ẩm ướt.

62f5044550d44db8b2854ce32452b8cc.jpeg

Nếu không may ăn phải nấm độc sẽ gây tổn thương trực tiếp đến thần kinh não bộ, gây rối loạn tâm thần, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, đau dạ dày và thậm chí gây tử vong.

Do đó, lời khuyên là không nên vì tò mò mà tiêu thụ các loại nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ, hãy mua các loại nấm phổ biến ở chợ, đặc biệt là nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm bào ngư, nấm rơm...

Đi chợ mua rau, có 2 nguyên tắc cần nhớ để không gây hại sức khỏe

1. Hãy mua rau đúng mùa

Các loại rau đúng mùa thường sạch, giá rẻ và đảm bảo dinh dưỡng hơn. Ngược lại, rau củ trái mùa có thể là loại được ngâm chất bảo quản từ mùa trước hoặc bị tiêm thuốc kích chín để chín nhanh hơn.

Các loại rau quanh năm đều có, có thể mua là hành lá, giá đỗ, măng tây, tỏi tây...

Vào mùa hè, bạn nên mua dưa chuột, bầu sáp, đậu tằm, ớt, cà chua, đậu xanh, đậu que, rau muống, rau ngót...

Vào mùa thu đông, bạn nên mua cà rốt, cà chua, củ sen, củ đậu, súp lơ, cải ngọt, bắp cải, su hào, cải cúc...

2. Cố gắng không mua loại rau có bề ngoài quá hoàn hảo

Khi mua rau, không nên mua những loại rau có bề ngoài quá sáng, không một vết nứt, héo vì những loại rau này có thể bị phun chất bảo quản hoặc dung dịch formaldehyde để làm cho chúng trông ngon hơn.

Thông thường, rau sẽ bị héo trong quá trình vận chuyển, tuy nhiên khi cầm vẫn cảm nhận thấy nặng tay, giòn chắc, không bị dính chất lạ trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả…

Chia sẻ