24 tuổi vẫn chưa từng có kinh nguyệt, cô gái chết sững khi bác sĩ thông báo sự thật về giới tính của mình

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Kinh nguyệt thường đem lại cảm giác mệt mỏi, đau đớn cho phụ nữ nhưng nếu như quá tuổi dậy thì mà kinh nguyệt vẫn không xuất hiện thì chị em hãy cẩn thận bởi có thể tử cung đang gặp vấn đề.

Trong chương trình Doctor is hot phát sóng mới đây, bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng Trung Quốc Trần Bảo nhân đã chia sẻ về trường hợp của một cô gái trẻ 24 tuổi, cao gần 1m70, có làn da trắng và mái tóc óng mượt. Cô gái chia sẻ với bác sĩ về việc: "Tôi chưa bao giờ có kinh nguyệt".

24 tuổi vẫn chưa từng có kinh nguyệt, cô gái chết sững khi bác sĩ thông báo sự thật về giới tính của mình - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần Bảo Nhân chia sẻ về trường hợp của cô gái 24 tuổi.

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ biết thêm rằng cô gái trẻ này mồ côi mẹ từ nhỏ vì vậy không có ai tư vấn và hướng dẫn cho cô trong quá trình trưởng thành.

Năm 16 tuổi, bệnh nhân này đã thấy mình không hề có kinh nguyệt như bạn bè cùng trang lứa. Cô giáo chủ nhiệm khuyên cô gái nên đi khám nhưng bác sĩ lúc ấy cho rằng trường hợp của cô cần phải theo dõi thêm. Sau đó, cô cũng quên luôn vấn đề này và không đi khám nữa.

Đến tuổi đi làm, bệnh nhân 24 tuổi này mới nhận ra được sự bất thường khi không hề có kinh nguyệt. Đặc biệt, sau một lần bạn trai sốc khi hỏi cô: "Em chưa bao giờ có kinh nguyệt ư?". Câu hỏi đó đã khiến cô gái xấu hổ, quyết định đi khám phụ khoa.

24 tuổi vẫn chưa từng có kinh nguyệt, cô gái chết sững khi bác sĩ thông báo sự thật về giới tính của mình - Ảnh 3.

Cô gái 24 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt.

Lắng nghe câu chuyện của cô gái, bác sĩ Trần đã tiến hành siêu âm và phát hiện một sự thật sốc: Bệnh nhân hoàn toàn không có tử cung, phần trên không phát triển. Ở vị trí vùng kín, chỉ có một lỗ "lõm vào một chút", dài 2cm – bằng một nửa so với người bình thường.

Điều bất ngờ là dù cấu trúc sinh lý bất thường xong đời sống tình dục của cô gái này vẫn rất suôn sẻ.

Điều gì khiến cô gái trẻ có cấu trúc sinh lý bất thường đến vậy?

Thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ Trần cho rằng khả năng cao cô gái đã mắc hội chứng không nhạy cảm androgen. Người bệnh sẽ có bộ phận sinh dục là nữ hoặc giữa nam và nữ, nhưng họ sẽ không có tử cung hoặc buồng trứng, có tinh hoàn không hoàn toàn hoặc một phần.

Người bệnh tuy có hình dáng nữ giới xong lại mang kiểu gen của nam. Dù có tuyến vú và cơ quan sinh dục bên ngoài giống nữ giới xong lại vô kinh đến tuổi dậy thì.

24 tuổi vẫn chưa từng có kinh nguyệt, cô gái chết sững khi bác sĩ thông báo sự thật về giới tính của mình - Ảnh 4.

Bác sĩ Trần đã kiểm tra, phát hiện bệnh nhân nữ này có nhiễm sắc thể của đàn ông đó là "46, XY". Có thể trong quá trình hình thành phôi, thai nhi không nhận được sự kích thích nội tiết tố nam nên khi sinh ra mang hình hài nữ giới. Phải đến tuổi trưởng thành mới phát hiện mình có các dấu hiệu bất thường của bệnh lý nội khoa như không có kinh nguyệt, không có âm đạo.

"Từ kết quả kiểm tra nhiễm sắc thể có thể thấy bạn thực sự là con trai chứ không phải con gái", bệnh nhân nữ chết lặng khi bác sĩ Trần thông báo sự thật.

Hội chứng không nhạy cảm androgen là bệnh gì?

Hội chứng không nhạy cảm androgen là một rối loạn di truyền xảy ra trong giai đoạn phát triển các đặc điểm giới tính. Một em bé mắc hội chứng không nhạy cảm androgen có thể sinh ra với tình trạng không có các cơ quan sinh dục hoặc các cơ quan này không phát triển (dương vật hoặc âm đạo) cùng với các bất thường khác trong cơ quan sinh sản.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng không nhạy cảm androgen?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng không nhạy cảm androgen, điển hình nhất là do lỗi di truyền thường do mẹ truyền sang con. Ở lỗi di truyền này, nam giới mặc dù được di truyền nhưng cơ thể không đáp ứng với testosterone (hormone giới tính nam) và vấn đề phát triển cơ quan sinh dục nam giới không bình thường: dương vật không hình thành hoặc không phát triển.

Bộ phận sinh dục của trẻ có thể là nữ hoặc giữa nam và nữ, nhưng chúng không có tử cung hoặc buồng trứng và có tinh hoàn không hoàn toàn hoặc một phần.

Theo Ettoday

Chia sẻ