2 loại thực phẩm không thể thiếu vào những ngày lạnh, vừa giúp tăng sức đề kháng vừa ngừa cảm lạnh hiệu quả

Hà Vũ,
Chia sẻ

Cảm lạnh tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu không chú ý điều trị, chăm sóc sức khỏe cũng có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác. Do đó, trong mùa lạnh mọi người nên chú ý chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là bổ sung thêm 2 loại thực phẩm này để phòng bệnh.

Giáo sư Vô Khang thuộc Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y tế Công đoàn Bắc Kinh cho biết: Khi bị cảm, bạn có thể ăn cháo nóng, giúp ra mồ hôi, xua tan cảm gió, cảm lạnh, thúc đẩy quá trình "tự chữa bệnh" của cơ thể. Sau khi bị cảm, con người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn ăn uống, hệ tiêu hóa đường ruột kém, ăn cháo nóng cũng có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Đồng thời khi bị cảm, bạn nên uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn để giúp đào thải "rác" do quá trình trao đổi chất trong cơ thể thải ra ngoài kịp thời. Hơn nữa còn giúp tẩy trôi các chất nhờn bám vào cơ quan hô hấp, tìm lại sự thông suốt cho cơ quan này và giảm cảm giác khó chịu.

Chuyên gia khuyên ăn 2 loại thực phẩm này trong mùa đông để tăng sức đề kháng, ngừa cảm lạnh hiệu quả - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Rất nhiều phản ứng hóa học và hoạt động cơ thể cần có chất xúc tác là nước mới có thể vận hành đúng hiệu suất và nhanh chóng bài trừ các vi khuẩn gây hại khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Vậy nên khi bạn bị cảm, hãy bổ sung thật nhiều nước, bao gồm cả nước lọc và nước trái cây với số lượng không giới hạn.

Tất nhiên, thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, thực phẩm cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

Giáo sư Vô Khang khuyên mọi người nên chú ý bổ sung 2 loại thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng, để vừa giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh đối với người ốm, vừa giúp phòng ngừa cảm lạnh đối với người khỏe mạnh.

1. Thực phẩm giàu vitamin C

Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng nếu người lớn tiêu thụ 300mg vitamin C mỗi ngày, có thể giảm sự xuất hiện của một số bệnh, chẳng hạn như cảm lạnh.

Bổ sung vitamin C ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh có thể giảm thời gian bị bệnh, trong khi cơ thể cảm thấy thoải mái ngay khi dứt được triệu chứng.

Chuyên gia khuyên ăn 2 loại thực phẩm này trong mùa đông để tăng sức đề kháng, ngừa cảm lạnh hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đặc biệt lấy vitamin C tự nhiên từ rau và trái cây là cách bổ sung vitamin C hợp lý và an toàn nhất. Trái cây giàu vitamin C bao gồm, táo tàu tươi, ổi, ớt chuông, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, cam quýt…

Ví dụ, hàm lượng vitamin C trong táo tàu tươi là 243mg/100g, ổi là 200mg/100g, ớt ngọt 130mg/100g, đu đủ 62mg/100g, quả kiwi 70mg/100g, bông cải xanh 89mg/100g, dâu tây 80mg/100 g, cam 50mg/100g…

Bổ sung vitamin C từ các loại rau và trái cây tự nhiên, bạn không phải lo lắng vì dùng quá liều bởi chất này nếu thừa, cơ thể sẽ tự đào thải.

2. Nấm

Bản thân các loại nấm cũng cần những hợp chất kháng khuẩn và kháng virus để tồn tại trong tự nhiên. Do đó, hầu hết các loại nấm đều chứa rất nhiều các hợp chất này.

Nhiều loại nấm có chứa beta-D-glucan, beta-glycoside và nhiều chất khác đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cũng được hỗ trợ bởi các khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loài nấm, ví dụ như selen, magne và kẽm.

Tất cả những dưỡng chất này đều đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp giúp chống cảm lạnh, cúm.

Chuyên gia khuyên ăn 2 loại thực phẩm này trong mùa đông để tăng sức đề kháng, ngừa cảm lạnh hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Các loại nấm phổ biến bao gồm nấm đông cô, nấm rơm, nấm sò, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm khiêu vũ, mỗi loại có đặc điểm dinh dưỡng riêng biệt. Đứng trước nhiều loại nấm như vậy, nhiều người có thể thắc mắc: vậy thì ăn loại nấm nào tốt hơn?

Thực tế thì chúng gần như giống nhau, bạn có thể ăn nấm nào cũng được, vì chúng đều là những giống khác nhau của cùng một chi.

Khuyên bạn nên ăn xen kẽ nhau, sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Chẳng hạn hôm nay ăn nấm rơm, ngày mai ăn nấm đông cô, ngày mốt ăn nấm bào ngư…, không những ngon miệng còn không sợ thiếu dinh dưỡng.

Về lượng cụ thể, ăn nấm không dưới 300g mỗi tuần, và trung bình khoảng 50g mỗi ngày.

Cuối cùng, nhắc nhở mọi người rằng tốt nhất nấm nên hấp, luộc và xào, không nên chiên ở nhiệt độ cao, càng ít dầu và muối càng tốt.

Nguồn Sohu, Abouowang

Chia sẻ