2 chị em làm cùng nhà hàng phát hiện mắc ung thư phổi cùng lúc: BS nhắc nhở chú ý điều này khi nấu nướng!
Sau khi có thông tin này, nhiều người bày tỏ lo lắng, liệu ung thư phổi có lây hay không?
Gia đình 2 chị em cùng mắc ung thư phổi một lúc
Mới đây, gia đình A Jing (*) đến từ Ninh Ba, Trung Quốc lần lượt nhận tin dữ: Chị cả A Jing (47 tuổi) và em gái A'ao (*) (44 tuổi), được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cùng lúc. Sau một thời gian theo dõi, 2 chị em được phẫu thuật cắt bỏ ung thư phổi qua nội soi lồng ngực.
Sau khi có thông tin này, nhiều người bày tỏ lo lắng, liệu ung thư phổi có lây hay không? BS Zhehao (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực tổng hợp, Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang) giải thích, ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có tính di truyền nhất định trong một gia đình từ thói quen sống, sinh hoạt giống nhau.
Sau khi khai thác tiền sử bệnh, BS Zhehao biết thêm, 2 người không có tiền sử hút thuốc nhưng họ cùng nhau điều hành một nhà hàng nhỏ. Hàng ngày họ không chỉ làm quản lý mà kiêm luôn việc làm đầu bếp khi đông khách. Họ xào nấu, chiên rán, làm đồ nướng cho khách mỗi ngày. Họ không chỉ nấu nướng thường xuyên hơn các bà nội trợ bình thường mà còn luôn nấu ở nhiệt độ cao và tạo ra nhiều khói khi vào bếp.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khói nấu ăn có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh ung thư phổi.
Cụ thể, khói bếp có chứa benzopyrene, hydrocarbon thơm đa vòng, amin dị vòng, butadien... Tất cả đều thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1, được Tổ chức Y tế Thế giới công bố rõ ràng. Ví dụ như benzopyrene có thể làm hỏng nhiễm sắc thể của tế bào người, hít phải lâu dài dễ gây ung thư đường hô hấp và mô phổi.
Các bác sĩ khuyên bạn không bao giờ nên mở hết cửa khi sử dụng máy hút mùi. Việc mở rộng cửa sẽ làm tăng tốc độ đối lưu không khí trong nhà bếp.
Điều này không chỉ làm suy yếu lực hút của máy hút mùi mà còn làm giảm đáng kể hiệu quả của máy hút mùi. Khói dầu cũng tỏa ra khắp nơi, dễ tích tụ trong nhà ở. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đóng chặt cửa khi nấu vì sẽ gây thiếu không khí. Thay vào đó, hãy chừa một khoảng hở nhỏ để máy hút mùi có thể hoạt động tốt hơn.
Có 7 dấu hiệu ung thư phổi dưới đây, hãy đi khám gấp để có hướng xử lý kịp thời
1. Ho nhiều, ho ra máu
Ho nhiều và ho ra máu là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi. Tình trạng ho chủ yếu là ho khan, ho rất khó chịu.
Còn ho ra máu được biểu hiện bằng việc bệnh nhân đột ngột ho ra đờm có máu, hoặc đờm nhiều lần dính máu. Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh phổi, trong đó có ung thư phổi.
2. Đau ngực
Đau ngực ở giai đoạn đầu của ung thư phổi thường nhẹ, triệu chứng chủ yếu là đau âm ỉ, vị trí không xác định và mối liên hệ với hơi thở cũng không chắc chắn.
Nếu tình trạng sưng và đau kéo dài, điều đó cho thấy ung thư có thể liên quan đến màng phổi.
3. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Nếu bạn xuất hiện tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, sụt cân, đau ngực mơ hồ, tức ngực, khó thở thì rất nên đi tầm soát ung thư gấp.
Tình trạng này rất phổ biến với người bị ung thư phổi, thường do khối u chặn khí quản hoặc tràn dịch màng phổi.
4. Khàn tiếng
Khàn tiếng là triệu chứng đầu tiên, thường kèm theo ho. Đây là dấu hiệu của ung thư phổi và cho thấy ung thư đang ở giai đoạn nặng (tái phát chèn ép hoặc xâm lấn dây thần kinh thanh quản).
5. Sốt
Sau khi khối u làm tắc nghẽn phế quản, thùy phổi thường bị tắc nghẽn, dễ xảy ra sốt nhẹ tái phát, khoảng 38°C, thường xảy ra vào buổi chiều và buổi tối.
6. Triệu chứng di căn
Não, xương, gan và tuyến thượng thận là những vị trí di căn phổ biến nhất. Nó gây ra tình trạng đau đầu, co giật, đau xương và đau gan.
7. Hội chứng cận ung thư
Hội chứng nhược cơ, viêm da cơ, viêm não hệ viền cận ung thư và hạ natri máu đều là những cảnh báo, nhắc bạn kiểm tra kỹ phổi của mình.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi