10 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị stress, căng thẳng
Nhiều bác sĩ nói rằng, căng thẳng có thể gây ra các bệnh. Dưới đây là một vài triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang đối phó với stress mà không hề biết.
Thời tiết có thể khiến bạn chán nản, nhưng nếu có một cái gì đó liên tục làm bạn thấy phiền muộn trong thời gian dài thì bạn nên xem xét lại sức khỏe của mình một cách nghiêm túc. Có lẽ nguyên nhân chính là do căng thẳng.
Nhiều bác sĩ nói rằng, căng thẳng có thể gây ra các bệnh khác nhau. Bright Side đã chỉ ra một vài triệu chứng phổ biến nhất cho thấy cơ thể bạn đang đối phó với stress mà không hề biết.
1. Các bệnh về da
Bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác có thể do căng thẳng mà ra. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Lewis Katz thuộc Đại học Temple (LKSOM) đã tiến hành nghiên cứu giữa các sinh viên và kết quả cho thấy một sự kết nối trực tiếp giữa tình trạng căng thẳng tâm lý cao và các vấn đề về da. Một thí nghiệm với chuột đã cho kết quả tương tự. Những con chuột thường xuyên căng thẳng dễ bị nhiễm trùng da hơn.
2. Thay đổi trọng lượng
Bạn có thể đã ở trong tình huống mà bạn không thể ổn định cân nặng của mình dù có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ, nguyên nhân chính là do căng thẳng. Các tình huống căng thẳng thường xuyên làm gia tăng sản xuất hormone cortisol - hormone có nhiệm vụ ổn định sự trao đổi chất béo và carbohydrate và hỗ trợ lượng đường cần thiết trong máu. Nếu homrone này được sản sinh ra quá nhiều sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn, cơ thể sản sinh ít testosterone và đốt ít calo hơn. Kết quả sẽ làm cho bạn tăng cân.
Đôi khi căng thẳng và lo lắng cũng làm cho người ta giảm cân. Tăng mức adrenaline trong máu làm cho điều này xảy ra. Adrenaline tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng nó làm chậm sự bài tiết chất béo. Các nhà khoa học tại Khoa Sinh lý học, Viện Khoa học Thần kinh và Sinh lý học, Học viện Sahlgrenska tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển cũng đổ lỗi cho hormone CRH chính là nguyên nhân gây ra giảm cân.
3. Rối loạn tiêu hóa
Serotonin là một hormone rất quan trọng kiểm soát tâm trạng con người. Điều đáng chú ý là 95% hormone serotonin này nằm trong hệ tiêu hóa chứ không phải não. Chính vì vậy, căng thẳng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa và thuốc chống đầy bụng hay đau dạ dày không giúp ích gì. Stress có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…
Trong trường hợp này, bạn nên có một chuyến đến gặp chuyên gia tâm lý học sẽ hữu ích hơn. Chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý sẽ xác định nguyên nhân gây lo lắng của bạn và cố gắng giúp bạn.
4. Khó tập trung
Những người bị căng thẳng trong một thời gian dài thường cảm thấy khó tập trung vào công việc. Đó là vì họ dễ bị suy nhược thần kinh - chứng bệnh đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Những người bị chứng suy nhược thần kinh thường hay đau đầu âm ỉ, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung và nhanh mất thích thú, thường hay than phiền, tính tình dễ bị kích thích, nặng dần thường biểu hiện của trầm cảm, lo âu.
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã trở nên ít tập trung hơn bình thường, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi vì rất có thể bạn đang bị căng thẳng thần kinh quá mức.
5. Rụng tóc
Các nhà khoa học đã đến kết luận rằng căng thẳng có thể làm cho bạn rụng tóc từ ít đến nhiều, thậm chí có thể dẫn đến hói. Bác sĩ Botchkarev VA tại Khoa da liễu, Trường đại học Y Boston, Massachusetts, Mỹ, cho biết, neurohormones - chất dẫn truyền thần kinh và cytokine sản sinh trong quá trình phản ứng căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chu kì của tóc. Tương tự như vậy, khi căng thẳng, chất glucocorticoids kích thích apoptosis trong biểu mô nang dẫn đến sự thoái biến nang lông sớm, gây rụng tóc.
Nếu bạn nhận thấy mình bị rụng tóc và dù đã uống bổ sung vitamin mà không thấy đỡ hơn thì hãy nghĩ đến nguyên nhân là do căng thẳng.
Vì vậy, đừng lo lắng thái quá vì bất kì điều gì nếu như bạn muốn giữ mái tóc đẹp của mình.
6. Nhức đầu
Nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như hoại tử xương, nằm ngủ sai tư thế, huyết áp thấp hoặc cao, viêm xoang, mang thai, và nhiều bệnh khác. Nhưng đôi khi nhức đầu là do căng thẳng cảm xúc mà bạn đang phải chịu. Nhiều ý kiến cho rằng rất có thể là do sự co thắt của các lớp cơ bao quanh hộp sọ; Khi các lớp cơ này bị viêm hoặc co thắt bất thường khi căng thẳng sẽ gây nên cơn đau đầu hoặc đau đầu buồn nôn.
Dùng thuốc có thể giúp bạn giảm đau nhức đầu. Tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm đến nguyên nhân đau đầu là do quá căng thẳng để từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả.
7. Suy giảm ham muốn tình dục
Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ (National Institute for Child Health and Human Development) cho biết, một người cảm thấy mệt mỏi, stress thường có ham muốn tình dục thấp. Các nhà khoa học tiến hành một nghiên cứu và kết luận tình trạng này xảy ra là do sự tăng cortisol mỗi khi bạn stress.
Vì vậy, nếu bạn không có ham muốn quan hệ tình dục với bạn đời trong một thời gian dài, đừng "điên lên" hoặc lo lắng vì điều này sẽ không giúp ích gì cho bạn. Nếu lý do thực sự là căng thẳng, nó sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách thư giãn bản thân để lấy lại sự cân bằng tâm trạng.
8. Vấn đề về giấc ngủ
Căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân cho những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến giấc ngủ. Bạn có thể bị chứng mất ngủ nếu bạn bị stress nặng trong một thời gian dài. Đây là điều khiến cho cuộc sống của bạn khó khăn hơn bởi vì một người không thể làm việc bình thường và tận hưởng cuộc sống mà không có giấc ngủ ngon.
Nếu rơi vào tình trạng như vậy thì đã đến lúc phải tỉnh táo và có thể gặp bác sĩ. Điều rất quan trọng là bạn tìm ra lý do cho các vấn đề về giấc ngủ của mình và loại bỏ nó càng nhanh càng tốt.
9. Bệnh tim mạch
Trái tim của chúng ta phải trải qua rất nhiều tình huống và biến cố trong cuộc sống của chúng ta, cả những điều tốt đẹp và xấu. Stress có ảnh hưởng xấu đến tim. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress mạn tính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tim mạch. Những hoàn cảnh như công việc khó khăn hoặc không có công việc, sống trong cảnh nghèo đói và những vấn đề trong gia đình... có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. Giải tỏa căng thẳng, stress chính là cách để giữ gìn sức khỏe cho tim của bạn.
10. Thường xuyên cảm lạnh và ho
Như đã nói, stress gây ra sự sản sinh cortisol, có thể ngăn chặn chứng viêm. Tuy nhiên, nếu một người đang trải qua tình trạng căng thẳng mãn tính, hệ miễn dịch trở nên ít nhạy hơn với cortisol thì sẽ càng dẫn đến viêm nặng hơn. Sau đó, nguy cơ bị cảm lạnh và ho càng cao.
Bởi vậy, đừng đổ lỗi cho thời tiết lạnh vì nó chỉ là một kích hoạt cho cơ thể với một hệ thống miễn dịch suy yếu. Nếu bạn bị bệnh thường xuyên, hãy suy nghĩ về một điều gì đó làm bạn lo lắng rất nhiều trong cuộc sống và cố gắng loại bỏ nó khỏi suy nghĩ để giảm áp lực cho mình.
Ho thực chất là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp. Nếu ho trong 3 ngày không kèm các triệu chứng như: đờm, máu mủ, khó thở, tức ngực, không sốt thì chỉ nên dùng thuốc bổ phế Nam Hà chớ nên lạm dụng kháng sinh. Đa phần các cơn ho đều bắt nguồn từ sự tổn thương của phế phổi. Vì thế khi bị ho cần những loại thảo dược bồi bổ phế phổi để điều trị từ gốc rễ của bệnh.
Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ vẫn không ngừng cải tiến và phát triển để phù hợp hơn với thể trạng người Việt.
Bài thuốc ho bí truyền "Bổ phế chỉ khái lộ" nay được bào chế thành Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ có chứa các thành phẩn dược liệu trị ho vô cùng hiệu quả. Có thể kể đến: Bạch Linh, Cát cánh, Mơ muối, Bạch phàn, Cam Thảo, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Ma Hoàng, Bạc hà diệp. Thuốc ho bổ phế Nam Hà rất lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi và được bào chế thành hai dạng viên ngậm cũng như siro sử dụng vô cùng tiện lợi.
Theo Brightside