1 ngứa, 2 tê, 3 nhiều là dấu hiệu lượng đường trong máu đang tăng cao vượt trội, khuyến cáo làm ngay 3 việc để điều chỉnh đường huyết

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Vì bệnh tiểu đường đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phòng tránh rất cần thiết. Hãy quan sát các dấu hiệu đặc biệt của cơ thể để kịp thời phòng tránh bệnh.

Nhiều người sợ hãi khi nhắc đến bệnh ung thư mà không biết rằng tiểu đường cũng là một căn bệnh có tỷ lệ mắc rất cao trên thế giới. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất.

Số liệu ở đất nước tỷ dân Trung Quốc sẽ khiến bạn có cái nhìn khác về bệnh tiểu đường: Tại Trung Quốc, có đến gần 114 triệu người đang mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tỷ lệ người hiểu biết về tiểu đường rất thấp. Có đến 46,5% trong số đó không hề biết mình mắc bệnh.

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Đến khi đường huyết mất kiểm soát, nhiều cơ quan trên cơ thể sẽ bị tổn thương như thận, mạch máu, mắt...

Vì bệnh tiểu đường đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phòng tránh rất cần thiết. Hãy quan sát các dấu hiệu đặc biệt của cơ thể để kịp thời phòng tránh bệnh.

78af3dc5dd07471ab1fec512a3817919.png

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nhất:

1. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường;

2. Những người trên 40 tuổi;

3. Những người ít vận động;

4. Những người bị rối loạn lipid máu hoặc đang điều trị hạ lipid máu;

5. Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não do xơ vữa động mạch.

1 ngứa, 2 tê, 3 nhiều là dấu hiệu đường huyết tăng vượt trội

1 ngứa: Ngứa da

Nếu đường huyết của cơ thể ở trạng thái cao trong thời gian dài sẽ làm cho quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng. Lúc này lượng đường dư thừa và chất độc sẽ tồn đọng trong cơ thể. Cơ thể dễ bị thiếu nước, da sẽ bị khô và ngứa.

2 tê là: Tê tay, tê chân

Khi đường trong mạch máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ bị tê tay chân. Ngoài ra, khi đường huyết tăng cao, máu sẽ bị nhớt, chân tay là bộ phận lưu thông máu xa nhất, nên có thể không được cung cấp đầy đủ máu, dễ sinh ra cảm giác tê bì.

b489196113d44211aa2493401e4a41a6.jpeg

3 nhiều là:

1. Ăn nhiều

Sau khi mắc bệnh tiểu đường, chức năng của tuyến tụy bị tổn thương và tăng cường kháng insulin, lúc này glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể thiếu năng lượng sẽ xảy ra hiện tượng đói liên tục.

2. Uống nhiều nước

Khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư thừa. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

a3c6df4c8ec84feaa397c8734f3cb918.jpeg

3. Đi tiểu nhiều

Uống nhiều nước hơn đương nhiên sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Hơn nữa, do lượng đường trong máu quá cao, glucose trong nước tiểu sẽ tăng lên, từ đó kích thích cảm giác buồn tiểu.

3 việc nên làm ngay để có thể ổn định đường huyết

- Uống trà xanh

Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh vì trà xanh có chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên cần nhớ là không nên uống trà quá đặc.

- Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.

tap-the-duc.jpg

- Đi khám sức khỏe

Càng có tuổi, bạn càng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết của mình như thế nào để ngăn ngừa tiểu đường loại 2. Đặc biệt, nếu phát hiện bản thân có những đặc điểm bên trên thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để đo đường huyết và được thăm khám, tư vấn điều trị.

Chia sẻ