Xót thương cô bé 15 tuổi như đứa trẻ lên 3 khờ khạo
Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, sống với người ông già yếu, cô bé Nguyệt Phương khờ khạo 15 tuổi nhưng mang thân hình, suy nghĩ của đứa trẻ lên 3 khiến bao người phải xót thương.
Câu chuyện về bé Hồ Nguyệt Phương sẽ khiến nhiều người cảm động. Cô bé sống tại khu 8, thôn Nam Phong, thị trấn Toàn Phong, huyện Tu Thủy, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Hàng ngày, cô bé đều ngồi trên chiếc ghế nhỏ ở trước cửa nhà mà không hề nói năng gì, hễ gặp người đi qua đều nở nụ cười vô thức khờ khạo.
Thế nhưng nếu chỉ có vậy có lẽ câu chuyện sẽ không có gì đặc biệt, bởi nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của Nguyệt Phương có lẽ ai cũng nghĩ cô bé chỉ mới lên 3, nhưng kỳ thực cô bé đã 15 tuổi. Nhiều người thấy ái ngại cho cô bé 15 tuổi này mà chỉ cao có 1 mét, nhỏ bé như đứa trẻ lên 3.
Ông nội Nguyệt Phương tên Hồ Kinh Lãng năm nay cũng đã 73, ở cái tuổi gần đất xa trời ấy một mình ông phải gánh nặng hai đứa cháu, một đứa 15 tuổi khờ khạo như trẻ lên 3, em cậu cháu trai 13 tuổi.
Hoàn cảnh gia đình cô bé thật đáng thương, năm 2004, do bệnh nặng nên bố cô bé qua đời, về sau mẹ của Nguyệt Phương tái giá. Kể từ đó 2 đứa nhỏ sống với ông nội, thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ.
Dần dần, ông Hồ Kinh Lãng phát hiện, cháu gái càng lớn lên càngngờ nghệc như những đứa trẻ xấu số trong truyệncổ tích. Vì nghèo nên ông không có cách nào để đưa Nguyệt Phương đi khám và chữa trị mà chỉ còn cách để ở nhà chăm sóc hi vọng sẽ có phép nhiệm màu giúp cháu gái ông có thể hoạt bát như những đứa trẻ khác.
Ông Kinh Lãng không thể đi làm xa mà chỉ có thể trồng rau rau quả sống qua ngày. Để giúp đỡ ba ông cháu, chính quyền địa phương đã đưa hai đứa bé vào diện trẻ em không nơi nương tựa để được nhận trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, số tiền ông nội thỉnh thoảng bán được mớ rau cộng với tiền trợ cấp thì hàng tháng cũng chỉ được 600 Nhân dân tệ (tương đương với 2,1 triệu VND).
“Tôi còn sống ngày nào, tôi sẽ chăm sóc cháu tôi ngày ấy. Nhưng giờ tôi già rồi, không biết sau khi tôi chết đi, con bé sẽ sống ra sao. Mong muốn lớn nhất của tôi là có một nhà hảo tâm hoặc một trung tâm nào đó có thể nhận nuôi để cháu tôi có một cuộc sống bình yên”. – Ông Lãng nghẹn ngào trong nước mắt.