Xem ''Sex Life'' xong tôi giật mình, câu hỏi của chồng sau đêm ấy mới khiến tôi ám ảnh

Vỹ Đình,
Chia sẻ

Anh im lặng cả đêm. Sáng hôm sau, thay vì trách móc, anh chỉ hỏi...

"Sex/Life" không chỉ là phim mà là hiện thực của hàng triệu phụ nữ hiện đại, giằng xé giữa bản năng và nghĩa vụ, giữa tình yêu và trách nhiệm.

Bộ phim Sex/Life từng tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội ngay từ khi ra mắt. Không chỉ bởi những cảnh quay táo bạo, mà bởi câu hỏi lớn mà nó đặt ra: Phụ nữ có được quyền sống thật với khao khát bên trong mình sau khi đã bước vào một cuộc hôn nhân ổn định?

Phim xoay quanh Billie Connelly, một bà mẹ hai con sống trong căn nhà ngoại ô, bên người chồng lý tưởng: tử tế, yêu thương vợ con và đầy trách nhiệm. Nhưng với Billie, cuộc sống hôn nhân dù ấm cúng đến mấy cũng thiếu thứ gì đó rất cơ bản: Đam mê. Cô bắt đầu hồi tưởng về người yêu cũ Brad – mối tình dữ dội, bản năng, đầy cuốn hút. Những cảm xúc bị dồn nén được cô trút vào cuốn nhật ký riêng tư, nơi cô "sống thật" với chính mình. Cho đến khi người chồng phát hiện ra...

Sex/Life, loạt phim Netflix

Khi phim là đời thật: Chuyện của Hân

Hân (33 tuổi, Hà Nội) từng là một "trap girl" nổi tiếng trong hội bạn: cá tính, thích tự do và yêu hết mình. Nhưng rồi cô chọn kết hôn với Khánh, một anh kỹ sư trầm tính, ổn định, không hút thuốc, không bia rượu. Sau 5 năm kết hôn và có 2 đứa trẻ, cuộc sống của Hân trở nên lặng lẽ. Xem Sex/Life nhìn câu chuyện của Billie mà cô ám ảnh đến mức đôi khi… giật mình.

Lần đó, cô thấy lại bức ảnh chụp cùng Tùng – người yêu cũ thời Đại học. Từ ấy, một phần trong cô thức tỉnh. Hân không ngoại tình, nhưng cô bắt đầu ngổn ngang cảm xúc, nhớ về cuộc tình thú vị với những khao khát cô từng có và những cảm xúc cô đang thiếu.

Một tối, Khánh mượn laptop của Hân và tình cờ đọc được tin nhắn của cô với người cũ. Anh im lặng cả đêm. Sáng hôm sau, thay vì trách móc, anh chỉ hỏi: "Anh không đủ tốt à? Hay em chưa từng thật lòng chọn anh?".

Câu hỏi ấy làm Hân rơi nước mắt. Cô không thể trả lời. Bởi chính cô cũng không biết, liệu khao khát được là chính mình có phải là tội lỗi?

Xem ''Sex Life'' xong tôi giật mình, câu hỏi của chồng sau đêm ấy mới khiến tôi ám ảnh- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Phụ nữ có quyền sống thật với ham muốn và cảm xúc của mình?

Theo nhà tâm lý học người Mỹ Esther Perel, tác giả cuốn The State of Affairs: "Không phải vì chúng ta mệt mỏi mà ham muốn biến mất. Mà vì không ai còn nhìn thấy ta là người đáng khao khát nữa".

Câu nói này khiến nhiều người nhận ra: Điều phụ nữ thiếu không phải là tình dục mà là cảm giác được khao khát, được công nhận, được thấu hiểu như một người phụ nữ chứ không chỉ là vợ hay mẹ.

Từ quan điểm này, vấn đề không nằm ở Billie hay Hân. Vấn đề là xã hội đã quen với hình mẫu "người vợ hi sinh" đến mức quên rằng phụ nữ cũng có phần bản năng, cảm xúc và đòi hỏi riêng.

Giải pháp không phải là ngoại tình, mà là giao tiếp. Làm sao để vợ chồng có thể nói thật với nhau về cảm xúc mà không sợ bị tổn thương, phán xét? Làm sao để tình yêu không bị bào mòn bởi những "lịch trình hoàn hảo" của đời sống gia đình?

Xem ''Sex Life'' xong tôi giật mình, câu hỏi của chồng sau đêm ấy mới khiến tôi ám ảnh- Ảnh 3.

Khi đã chọn hôn nhân, nghĩa là chọn trách nhiệm và cam kết

Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng Billie là ví dụ điển hình cho sự thiếu trưởng thành cảm xúc. Nhà văn người Pháp André Maurois từng viết: "Hôn nhân là sự lựa chọn lâu dài của trí óc, chứ không phải khoảnh khắc nông nổi của trái tim".

Từ góc nhìn này, khi phụ nữ chọn lập gia đình, sinh con, đó không còn là hành trình của riêng cảm xúc cá nhân, mà là cam kết với một người khác và những sinh linh nhỏ bé.

Không ai cấm nhớ quá khứ. Nhưng nếu để nó xâm lấn hiện tại, hủy hoại những gì đang có thì đó là sự vô trách nhiệm. Vì tình yêu không thể mãi nồng cháy như ngày đầu, nhưng sự gắn bó, niềm tin và cùng nhau vượt qua thăng trầm mới là giá trị thật của hôn nhân.

Vậy phụ nữ nên sống thế nào?

Xem ''Sex Life'' xong tôi giật mình, câu hỏi của chồng sau đêm ấy mới khiến tôi ám ảnh- Ảnh 4.

Có lẽ câu trả lời không nằm ở Sex/Life, cũng không nằm ở đúng - sai.

Có lẽ câu trả lời không nằm ở Sex/Life, cũng không nằm ở đúng - sai. Nó nằm ở chính mỗi người. Đàn ông hay phụ nữ có dám đối thoại với nhau về những cảm xúc thật hay không.

Phụ nữ không sai khi nhớ quá khứ. Nhưng nếu họ không được lắng nghe, không được là chính mình, thì sớm muộn gì họ cũng rơi vào vòng xoáy như Billie hay Hân.

Còn đàn ông, đừng nghĩ chỉ cần cung cấp đủ tài chính là đã làm tròn vai. Phụ nữ cần một người chồng hiểu họ từ tâm hồn chứ không chỉ bên ngoài.

Sex/Life đặt ra một câu hỏi nhức nhối mà nhiều người muốn né tránh: Khi hôn nhân không thỏa mãn một phần bản năng, liệu phụ nữ có quyền đi tìm lại chính mình?

Chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ, nhưng cũng không nên chôn vùi con người thật của mình chỉ vì hai chữ "ổn định".

Sự trưởng thành, có lẽ, là khi ta biết chấp nhận thực tại mà vẫn giữ được ngọn lửa nhỏ bên trong, bằng đối thoại, bằng sự thấu hiểu và bằng những lần "yêu lại" nhau mỗi ngày, giữa bộn bề cuộc sống.

Chia sẻ