11. Bánh Cupcake, Sweet Surrender, Las Vegas (15,8 triệu đồng)
Chiếc bánh mang tên "The Decadence D’Or" tại nhà hàng Sweet Surrender nằm trong thực đơn khách sạn The Palazzo Hotel hoàn toàn không phải là một món “ăn chơi”. Đây không phải là một chiếc bánh cupcake bình thường với vài lớp kem bên trên mà nó được làm từ các nguyên liệu đắt tiền nhất, bao gồm chocolate Venezuela, kem bơ vanilla Tahitain, rượu cognac 100 năm tuổi và được trang trí bằng một khối chocolate dát vàng phía trên.
10. Bánh mì “tròn” Bagel tại Khách sạn Westin, New York (21,5 triệu đồng)
Bánh mì được làm bằng kem nấm trắng pho mát, câu kỳ tử (goji berry) trộn lẫn với thạch rượu nho vùng Riesling và được rắc lá vàng ăn được phía trên. Điều làm cho chiếc bánh này có giá cao chót vót là do nấm cục trắng Alba cực kỳ hiếm và đắt tiền.
Bánh mì tròn kem pho mát và nấm cục trắng Alba là sáng tạo của bếp trưởng Frank Tujague tại khách sạn Westin New York. Bánh được tạo ra với mục đích gây quỹ cho học bổng Les Amis d'Escoffier dành cho học sinh thuộc chuyên ngành nghệ thuật ẩm thực.
9. Bánh vàng sang trọng Sundae ở nhà hàng Serendipity 3, New York (21,7 triệu đồng)
Sundae được tạo ra để kỷ niệm 50 năm thành lập cửa hàng Serendipity. Sundae được thực hiện với 5 muỗng kem Tahitian Vanilla trộn với vani Madagascar và chocolate Chuao Venezuela và bên trên được trang trí bằng một chiếc lá vàng ăn được 23 carat. Ngoài ra bạn còn thưởng thức nó với một muỗng vàng 18 carat đựng trong một chiếc cốc pha lê Harcourt trong suốt.
8. Bánh Macaroon trứ danh tại Haute Couture, Pháp (159 triệu đồng)
Bánh Macaroon (hạnh nhân) là "đặc sản" trứ danh của người Pháp do đó chúng rất nổi tiếng và phổ biến khắp nơi thế giới. Tuy nhiên, loại hạnh nhân mà Pierre Hermé, đầu bếp người Ba Tư thực hiện lại thuộc hàng đắt và ngon nhất thế giới bởi nó được chế biến sử dụng một công thức đặc biệt bao gồm: giấm balsamic, rượu vang đỏ 100 năm, bơ đậu phộng và một số nhân tố bí mật khác. Điều này đã đẩy giá của những chiếc bánh nhỏ nhắn này lên đến hơn 7.000 USD.
7. Bánh Fortress Stilt Fisherman Indulgence tại Resort & Spa The Fortress, Sri Lanka (312 triệu đồng)
Nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh này bao gồm kem hạnh nhân trộn vàng lá Ý, kem tươi Ireland, xoài, mứt quả và sâm banh Sabayon. Món ăn được dùng kèm với một cốc xoài ép và hạt lựu.
Món tráng miệng này bắt đầu được nhà hàng làm để phục vụ các khách thượng hạng hồi năm 2007 và nhanh chóng được tạp chí Forbes bình chọn là món tráng miệng đắt nhất thế giới tại thời điểm đó. Bánh được trang trí bằng một viên đá quý “Aquamarine” màu xanh ngọc với trọng lượng 80 carat gắn trên một thanh chocolate có hình dáng giống với chiếc cà kheo của người câu cá.
6. Bánh Haute Chocolate đông lạnh tại nhà hàng Serendipity 3, New York (537,5 triệu đồng)
Phía bên trên chiếc bánh được phủ một lớp kem trứng hảo hạng cùng chocolate cao cấp La Madeline au Truffle. Khách tới nhà hàng sẽ dùng một chiếc thìa vàng khảm kim cương để thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Món chocolate độc đáo này là sự pha trộn của 28 loại bột coca từ hơn 14 quốc gia, 5 gam vàng 24 carat xay nhuyễn. Bên cạnh đó, bánh Frrrozen Haute còn được phủ một lớp kem trứng hảo hạng và nấm truýp La Madeline. Haute Chocolate được đựng trong một chiếc ly đế nạm vàng 18 carats với viên kim cương 1 carat đặt chính giữa.
5. Bánh Golden Cannoli tại nhà hàng Jasper, thành phố Kansas, Mỹ (560 triệu đồng)
Bánh là sự hòa quyện một cách siêu đẳng các nguyên liệu như pho mát ricotta đánh nhuyễn (thường với kem ngọt) trộn với một chút sôcôla hảo hạng, đường chanh với vỏ cam, và các loại hạt tất cả các gói trong một lá vàng ăn được. Món bánh được hoàn thiện bằng chiếc vòng cổ kim cương trị giá trên 560 triệu đồng (26.000 USD) do nhà kim hoàn của Italia, Tom Tivol chế tạo.
Bếp trưởng đồng thời là chủ của nhà hàng Jasper - Jasper Mirabile Jr. đã hợp tác cùng với hãng kim hoàn Tivol danh tiếng để cho ra mắt chiếc bánh Cannoli đắt nhất thế giới tại nhà hàng của ông cách đây 3 năm trước.
4. Bánh Chocolate Pudding – Lindeth Howe Country House Hotel, Anh quốc (753 triệu đồng)
Điều làm nên sự đặc biệt của món tráng miệng là nó được phủ bên ngoài bằng một lớp vàng dát mỏng có thể ăn được. Bên cạnh đó, món ăn còn được trang trí vằng các viên kim cương hoặc đá quý để tạo sự sang trọng và khoe khoang sự giàu có của người thưởng thức. Bạn phải chờ đến 3 tuần kể từ thời gian đặt bánh mới có thế được chiêm ngưỡng và thưởng thức kiệt tác này.
Người làm ra món ăn độc nhất vô nhị là bếp trưởng Marc Guibert của khách sạn Lindeth Howe (Anh). Marc Guibert cho biết đã sử dụng khá nhiều gia vị thượng hạng được nhập khẩu từ các nơi trên thế giới cùng với rượu ủ dưới hầm lâu năm, trứng cá muối... Dĩ nhiên, công thức pha trộn cũng được giữ kín.
3. Kem “Three Twins”, Kilimanjaro (1,3 tỷ đồng)
Giá của sundae cũng bao gồm vé máy bay ghế hạng nhất đến Cộng Hòa Tanzania và một phòng hạng sang tại một khách sạn thuộc chuẩn 5 sao do khách tự chọn.
Nghe có vẻ khó tin nhưng điều gì làm cho món kem trái cây này đắt tiền như vậy là do nó được chế biến theo một công thức đặc biệt với những thành phần (được nhiều người cho rằng không tồn tại) được dày công tìm kiếm và thu thập dưới chân núi Kilimanjaro ở Tanzania, châu Phi.
2. Dâu tây Arnaud, New Orleans (30,1 tỷ đồng)
Đây là món tráng miệng với dâu tây hảo hạng bao gồm kem vani, nước sốt rượu vang đỏ, kem tươi và bạc hà được bán tại nhà hàng Arnaud’s ở New Orleans (Mỹ). Mức giá cao ngất của món ăn này không chỉ bởi những quả dâu tây hảo hạng được tẩm ướp cẩn thận mà còn vì chúng được trang trí bằng một chiếc nhẫn kim cương hồng 5 carat. Chiếc nhẫn này từng thuộc sở hữu của cố vấn tài chính hoàng gia Anh, Ernest Cassel.
1. Bánh hoa quả nạm kim cương (35,5 tỷ đồng)
Vâng, bạn đọc đúng đấy, món tráng miệng đang độc chiếm vị trí quán quân trong sách kỷ lục Guinness có giá chóng mặt đến 1,65 triệu đô (~ 35,5 tỷ đồng). Được sáng tạo bởi đầu bếp người Nhật Jeong Hong-yong với 223 viên kim cương nhỏ trang trí trên bề mặt.
Ông và các đồng nghiệp đã phải dành tới 6 tháng để thiết kế và cả tháng để hiện thực hóa món bánh này. Ngoài kim cương, tất cả những nguyên liệu làm nên chiếc bánh này đều không được tiết lộ. Chiếc bánh hoa quả này được hoàn thành nhân dịp giáng sinh năm 2005, và được trưng bày tại một triển lãm có tên "Diamonds: Nature"s Miracle" tại cửa hàng Takashimaya (Nhật).