Cuộc sống tủi hổ của những người phụ nữ Ấn Độ bị người thân tạt axit
Bị chính người thân tạt axit, những phụ nữ Ấn Độ phải mang trên khuôn mặt những vết sẹo xấu xí suốt cuộc đời, cũng là dấu chấm hết ho mọi ước mơ được học hành, được làm việc của họ.
“Mọi giấc mơ của tôi tan vỡ chỉ vì vết sẹo này. Tôi muốn đi học, tôi muốn đi làm, nhưng không thể.” – Neetu cay đắng nói. Các bác sĩ nói rằng, thị lực của Neetu đã suy giảm nghiêm trọng. Cô gần như bị mù, không thể nhìn thấy gì.
Dolly Kumari bị tạt axit năm 12 tuổi khi cô từ chối quan hệ tình dục với một người đàn ông. Sau đó, cô bị sang chấn tâm lý và phải ở trong nhà suốt 1 năm, không dám ra đường.
Đến nay, khi đã 26 tuổi, Neetu gần như không thể làm gì. Những vệt sẹo chẳng chịt, đôi mắt mù lòa khiến mọi ước mơ của cô đều tan vỡ.
Neetu bây giờ không thể tự ra ngoài, lúc nào cũng cần mẹ đi cùng. Mẹ cô cũng bị chồng tạt axit nhiều lần.
Hai mẹ con không dám bỏ cha, bỏ chồng vì không có tiền, không nơi nương tựa. Dù biết chồng độc ác nhưng vẫn phải sống bám và chịu những trận hành hung chết người.
Geeta bị một người đàn ông tạt axit sau khi cô từ chối tình cảm của anh ta. Người đàn ông đó muốn Geeta muôn đời bị ghét bỏ, không được ai yêu thương. Cuộc sống của Geeta thay đổi hoàn toàn, mất việc, bị xa lánh vì xấu xí.
Dolly Kumari bị tạt axit từ năm 12 tuổi khi cô từ chối quan hệ tình dục với một người đàn ông. Mũi cô bị hỏng khiến cô không thể thở bình thường. Khi bị tạt axit, cô quá sợ hãi, cô không dám ra khỏi nhà trong suốt một năm trời.
Để giúp đỡ những người phụ nữ tội nghiệp này, quỹ từ thiện Channva kết hợp cùng chiến dịch "Hãy dừng tấn công bằng axit" đã mở quán cafe Sheroes Hangout tại tỉnh Arga, Ấn Độ. Quán cafe có nhân viên cũng như khách hàng là những nạn nhân bị tấn công bằng axit. Tại đây họ được làm việc, được chia sẻ nỗi đau, những khó khăn trong cuộc sống. Tại đây, các chị em gặp nhau, đồng cảm với nhau và cùng giúp nhau tự tin trong cuộc sống. Quán cafe cũng là nơi tổ chức hội thảo, những buổi tuyên truyền, triển lãm để cộng đồng hiểu thêm về nỗi đau của những người phụ nữ bị tạt axit.
"Quán cafe đã giúp tôi tự tin trở lại" - Dolly nói. "Bây giờ tôi có thể ra ngoài dù vẫn thấy rất đau, mọi người vẫn nhìn tôi như một sinh vật lạ."
Quán café nơi hội họp của những nạn nhân bị tạt axit trong cuộc sống, nơi những người phụ nữ được nói lên ý kiến của mình, chia sẻ nỗi đau.
Geeta là thành viên mới trong quán. Cô nói rằng nơi đây cô nhìn thấy những người đồng cảnh ngộ. Quán cho cô sự tự tin. Neetu và mẹ cô cũng làm việc tại quán café này.
Mỗi năm, tại Ấn Độ có hàng trăm vụ tấn công bằng axit. Năm 2014, có 349 vụ tạt axit, tăng mạnh so với 113 vụ từ năm 2013 và 106 vụ trong năm 2012. Tuy nhiên, thực tế, số vụ tạt axit có thể lên đến 1000 vụ/năm. 34% vụ tấn công là để trả thù tình. Axit cũng là món hàng dễ mua tại Ấn Độ.
Theo Luật Ấn Độ, hành vi tạt axit có thể bị phạt tối đa 10 năm tù. Tuy nhiên, nhiều hung thủ tạt axit gần như không bao giờ sa lưới pháp luật.