Vượt gần 4.000 km và hành trình “gặp” Đại tướng lần cuối
73 tuổi, được gặp tướng Giáp hơn 10 lần, ông vội vã bay từ miền Nam ra tiễn biệt Đại tướng lần cuối.
Hòa trong dòng người đứng xếp hàng vào viếng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày cuối cùng, ông Nguyễn Thanh Liêm (73 tuổi) lặng lẽ mang theo một bó hoa huệ trắng và một tấm ảnh chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã bay chuyến bay sớm nhất trong ngày từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đúng ngày 10/10, vừa kịp ngày cuối cùng được viếng cụ. Ông Liêm cho hay, ông muốn bay ra từ mấy hôm trước nhưng không tìm được vé. “May quá, vừa đặt vé xong tôi mới biết tin hôm nay là ngày cuối, chậm một chút nữa là tôi không được viếng cụ rồi”, ông nói.
Có mặt ở sân bay Nội Bài lúc gần 9 giờ sáng, ông vội vã đón xe đến 30 Hoàng Diệu, hòa vào đoàn người đang xếp hàng sẵn ở đây. Ông xúc động nói: “Từ sáng đến giờ, trò chuyện với bà con, tôi càng cảm nhận rõ hơn lòng yêu kính, nể phục vô bờ bến của nhân dân với cụ. Có những người đến xếp hàng từ 2 – 3 giờ sáng, người già, người trẻ, trẻ em có cả. Thế hệ của cụ Hồ Chí Minh, cụ Võ Nguyên Giáp bao nhiêu là khó khăn, thế mà các cụ vượt qua hết, thật là vĩ đại”.
Ông Liêm hồ hởi vì kịp ra viếng Đại tướng.
Ông đã vinh dự được gặp Đại tướng nhiều lần.
Bức ảnh kỷ niệm giữa Đại tướng và ông Liêm được chụp sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong sáng nay, cán bộ, giáo viên, học sinh trường THCS Trần Phú (Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cũng vượt hàng nghìn km đến với ngôi nhà 30 Hoàng Diệu.
Có mặt ở sân bay Nội Bài lúc gần 9 giờ sáng, ông vội vã đón xe đến 30 Hoàng Diệu, hòa vào đoàn người đang xếp hàng sẵn ở đây. Ông xúc động nói: “Từ sáng đến giờ, trò chuyện với bà con, tôi càng cảm nhận rõ hơn lòng yêu kính, nể phục vô bờ bến của nhân dân với cụ. Có những người đến xếp hàng từ 2 – 3 giờ sáng, người già, người trẻ, trẻ em có cả. Thế hệ của cụ Hồ Chí Minh, cụ Võ Nguyên Giáp bao nhiêu là khó khăn, thế mà các cụ vượt qua hết, thật là vĩ đại”.
Ông Liêm hồ hởi vì kịp ra viếng Đại tướng.
Ông Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ, ông có tình cảm rất đặc biệt với Đại tướng, không chỉ là sự khâm phục mà còn là sự yêu mến, gần gũi. Chìa cho chúng tôi xem bức ảnh lưu niệm chụp cùng Đại tướng, ông tự hào cho biết: “Tôi đã vinh dự được gặp Đại tướng hơn 10 lần, trong đó 4 lần là ở Quân khu 4. Ảnh này chụp hồi sau giải phóng ở thành phố Hồ Chí Minh, khi Đại tướng đến thăm đơn vị chúng tôi ở Quân khu 4”.
Kể lại cho chúng tôi nghe lần đầu tiên gặp Đại tướng, giọng ông đầy xúc động: “Cuộc đời tôi có may mắn là được biết cụ, được gần cụ. Nghĩ về cụ, trong tôi là những tình cảm sâu sắc, rất đỗi trìu mến và gần gũi. Cụ là người hiền từ và rất yêu thương chiến sĩ, nhân dân. Tôi không thể quên lần đầu gặp Đại tướng. Hồi đó, tôi vừa đi học nước ngoài về và theo ông Phan Trọng Tuệ vào công tác trong Bộ giao thông. Đó là năm 1968. Chúng tôi đang làm công tác đảm bảo giao thông tại hầm bí mật ở Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh.
Hôm đó, các chiến sĩ đều mặc quân phục, còn tôi mặc thường phục. Vào thăm đơn vị, nhìn thấy tôi, Đại tướng hỏi ngay: ‘Cậu này là cậu nào?’ Ông Phan Trọng Tuệ, thủ trưởng của tôi xác nhận: ‘Dạ, đây là lính của tôi ạ’. Đại tướng gật đầu rồi nói: ‘Các đồng chí cấp ngay cho chú ấy một bộ quân phục nhé!’ Thế là, tôi được đơn vị cấp cho một bộ quân phục sĩ quan. Bộ quân phục ấy, bây giờ tôi vẫn giữ, coi như báu vật của mình”.
Kể lại cho chúng tôi nghe lần đầu tiên gặp Đại tướng, giọng ông đầy xúc động: “Cuộc đời tôi có may mắn là được biết cụ, được gần cụ. Nghĩ về cụ, trong tôi là những tình cảm sâu sắc, rất đỗi trìu mến và gần gũi. Cụ là người hiền từ và rất yêu thương chiến sĩ, nhân dân. Tôi không thể quên lần đầu gặp Đại tướng. Hồi đó, tôi vừa đi học nước ngoài về và theo ông Phan Trọng Tuệ vào công tác trong Bộ giao thông. Đó là năm 1968. Chúng tôi đang làm công tác đảm bảo giao thông tại hầm bí mật ở Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh.
Hôm đó, các chiến sĩ đều mặc quân phục, còn tôi mặc thường phục. Vào thăm đơn vị, nhìn thấy tôi, Đại tướng hỏi ngay: ‘Cậu này là cậu nào?’ Ông Phan Trọng Tuệ, thủ trưởng của tôi xác nhận: ‘Dạ, đây là lính của tôi ạ’. Đại tướng gật đầu rồi nói: ‘Các đồng chí cấp ngay cho chú ấy một bộ quân phục nhé!’ Thế là, tôi được đơn vị cấp cho một bộ quân phục sĩ quan. Bộ quân phục ấy, bây giờ tôi vẫn giữ, coi như báu vật của mình”.
Ông đã vinh dự được gặp Đại tướng nhiều lần.
Ông tự hào nói thêm: “Từ đó về sau, tôi còn vinh dự được gặp cụ nhiều lần nữa. Thật lạ là lần nào gặp lại, cụ cũng nhận ra tôi ngay, còn nhớ cả tên của tôi nữa”. Trên bức ảnh kỷ niệm chụp chung với Đại tướng năm xưa, ông ghi thêm mấy lòng: “Bác Văn ơi, cháu và tất cả mọi người vô cùng yêu quý và tôn kính bác. Bác là một trong những người được quý trọng nhất thời đại này. Vĩnh biệt bác”.
Bức ảnh kỷ niệm giữa Đại tướng và ông Liêm được chụp sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Khoảng 15 giờ 30 chiều, ông Liêm đã được vào viếng thăm nơi “bác Văn” đã sống hơn nửa thế kỷ. Ông cho biết, sau khi viếng cụ xong, ông sẽ mua vé để trở về thành phố Hồ Chí Minh ngay.
Ngoài ông Liêm, trong ngày cuối cùng được viếng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số cá nhân, đoàn thể khác cũng từ miền Nam bay ra Hà Nội, mong được thắp lên bàn thờ Đại tướng những nén hương phương xa.
Ngoài ông Liêm, trong ngày cuối cùng được viếng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số cá nhân, đoàn thể khác cũng từ miền Nam bay ra Hà Nội, mong được thắp lên bàn thờ Đại tướng những nén hương phương xa.
Trong sáng nay, cán bộ, giáo viên, học sinh trường THCS Trần Phú (Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cũng vượt hàng nghìn km đến với ngôi nhà 30 Hoàng Diệu.