Vụ cha mẹ bị 7 người con đẩy ra đường: "Quyết không về ở với đứa nào"
Trước sức ép dư luận và sự tham gia của chính quyền địa phương, người con trai út Nguyễn Văn Đại đã xin lỗi và ngỏ ý muốn đón bố mẹ về phụng dưỡng. Tuy nhiên, ông bà Quý - Chén vẫn một mực không chịu.
Ông Quý nói trong nước mắt: “Tôi thà ở gầm cầu, ở ngoài đồng chứ quyết không về với đứa nào”.
Tôi về nhỡ chúng nó... đánh tôi thì sao?
Căn phòng tạm của ông bà Quý Chén vốn đìu hiu và quạnh quẽ nay càng trở nên ảm đạm hơn sau vụ hòa giải không thành với các con gần đây. Đã gần quá trưa nhưng hai cụ vẫn chưa buồn đi chợ, nấu cơm. Ông Nguyễn Văn Quý liên tục hút thuốc lào, thỉnh thoảng lại thở dài khó nhọc. Còn bà Nguyễn Thị Chén nằm bó gối trên giường. Bà bảo, mấy ngày nay bà không ăn được cơm, chuyện gia đình làm cả hai ông bà chẳng thiết làm gì.
Bà Chén mếu máo: “Nếu mọi người mà cứ ép chúng tôi về ở với con cái thì tôi thà chết chứ nhất quyết không chịu...”.
Cả hai cụ đều bày tỏ nguyện vọng được ở lại đình làng, trông coi và thắp hương cho các Thánh. Trong trường hợp chính quyền xã thu hồi đình làng để tu sửa thì ông bà sẽ ra gầm cầu hoặc ra đồng làng ở tạm. Ông Quý cho biết, đây không phải lần đầu tiên chính quyền xã đứng ra hòa giải, nhiều lần anh Nguyễn Văn Đại (con trai thứ ba ông bà) cũng xin lỗi, thậm chí viết cam kết nhưng chỉ một được thời gian lại đối xử tệ bạc và đuổi ông bà đi. “Trước, chúng tôi còn có sức khỏe, về làm việc suốt ngày mà còn bị chúng nó mắng chửi, bây giờ già rồi chân yếu, tay mềm không làm được gì thì liệu có ở được không?” - ông Quý nói.
Điều làm ông Quý lo nhất, là khi quay về sẽ bị con cái đánh đập: “Dù con trai tôi có thay đổi nhưng liệu con dâu thì sao? Tôi về, nhỡ nó đánh hay cho thuốc chuột vào cơm ăn nước uống thì tính sao đây? Đến lúc đấy nó bảo chúng tôi bị cảm mà chết thì cũng không ai biết đấy là đâu.”.
Cũng chính vì lo sợ này mà khi chính quyền xã đề nghị xây nhà tình nghĩa cho ông bà trên mảnh đất nhà anh Nguyễn Văn Trượng (con trai cả) thì hai cụ đều gay gắt phản đối. Thứ nữa, cả hai cụ đều bày tỏ, không muốn quãng thời gian còn lại phải sống trong sự phấp phỏng, lo âu.
Chị Nguyễn Thị Thoa (con gái Út) thì lý giải thêm: “Có lẽ là do anh tôi chưa kiên trì và thật sự thành thật. Anh chị tôi chỉ xin lỗi trước sự chứng kiến của chính quyền chứ sau đó cũng không hề gặp bố mẹ để thăm hỏi hay thuyết phục. Điều này làm các cụ lo sợ và hoài nghi nên không chấp nhận...”.
Trước thông tin hai ông bà cố tình ở chùa để nhận sự giúp đỡ của khách thập phương, để tránh điều tiếng không tốt của làng xóm làng giếng, hai ngày nay ông bà Quý Chén đã từ chối tất cả sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm: “Tôi không muốn họ nghĩ chúng tôi cố tình giả nghèo khổ để lợi dụng lòng tốt... Hơn nữa, tôi sẵn sàng ra đồng nhặt rau má, đi cất tôm cá để được thoải mái về tinh thần chứ không muốn đi đâu mà bị gò bó”.
Chính quyền bối rối
Theo ông Vương Mạnh Hào, phó chủ tịch UBND xã Đồng Quang (Quốc Oai – Hà Nội), trong buổi hòa giải vừa qua chính quyền và nhiều ban ngành đoàn thể đã đưa ra nhiều phương án nhưng đều bị các cụ từ chối.
Em trai của ông Quý cũng muốn đón ông về vì ông Quý hiện vẫn là trưởng họ và có trách nhiệm quản lý hương hỏa tổ tiên. Một người cháu ruột của ông Quý cũng đưa ra đề xuất đón ông bà về ở cùng hoặc xây nhà ở cạnh đó nếu các cụ muốn. Tuy nhiên, ông Quý bà Chén đều gay gắt phản đối. Thậm chí khi một cán bộ Sở lao động thương binh xã hội trong đoàn làm việc có yêu cầu nếu như ông bà vẫn một mực không ở với ai thì bắt buộc phải áp dụng pháp luật để ông bà phải về với con cái hoặc về trung tâm bảo trợ xã hội, ông Quý khẳng định, kể cả có trói ông thì ông sẽ nhảy xuống ao mà chết chứ không về.
Ông Hào cũng khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên chính quyền xã tiến hành hòa giải. Trước đây, rất nhiều lần các ban nghành, đoàn thể đã vào cuộc thậm chí ngay bản thân con cháu ông bà cũng có đơn đề nghị chính quyền giúp đỡ vận động các cụ về ở nhưng đều thất bại.
Nói về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn khiến ông bà Quý - Chén không muốn về ở với con cái, ông Hào cho rằng: “Nguyên nhân chính là do con cái thiếu trách nhiệm và chưa làm tròn chữ hiếu với bố mẹ. 7 người con của cụ đều là những người chưa học hết bậc tiểu học, nhận thức còn hạn chế và có hoàn cảnh khó khăn. Thêm vào đó, gần 9 năm bố mẹ với con cái hầu như không đi lại làm cho tình cảm bị phai nhạt, khoảng cách ngày một lớn mà khó có thể hàn gắn ngay lập tức.”
Khi đề cập đến thông tin các cụ lo ngại bị con cái đánh đập, ngược đãi ông Hào khẳng định: “Thông tin con cái đánh đập hay bỏ bê các cụ như một số báo thông tin chưa thật sự chính xác. Trước tết vừa rồi người con thứ hai là anh Nguyễn Văn Lượng đã ra đón bố mẹ về ở cùng nhưng chỉ có ông Quý về được hai ngày rồi lại tìm lý do chuyển đi. Bản thân anh Nguyễn Văn Đại cũng nhiều lần cho vợ con xuống đón nhưng các cụ cũng không chịu. Tôi không biết mâu thuẫn giữa các cụ với con cái cụ thể ra sao, tuy nhiên chắc chắn không có chuyện con cái đánh đập hay ghè dao vào cổ như một số báo đưa tin. Ngày mùng 3 tết, chính cụ Nguyễn Văn Quý cũng lên ăn tết với anh Nguyễn Văn Đại và còn mừng tuổi cho các cháu mỗi người 20 nghìn...
Trong thời gian tới, phương án mà xã tiến hành để hòa giải vẫn là giải thích, thuyết phục tác động vào cả hai phía. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là hai cụ phải mở lòng và tha thứ cho con cái. Bố mẹ không chỉ là sợi dây đoàn kết anh em trong một gia đình mà còn là điểm tựa vững chắc cho con cháu. Hơn hết, về phần con cái cũng nên mềm mỏng và sửa chữa cách cư xử sao cho phù hợp với đạo lý làm con...”
Ông Hào nhấn mạnh, đây là một bài học đắt giá trong cách ứng xử giữa con cái với bố mẹ không chỉ đối với gia đình ông bà Quý - Chén mà còn với nhiều gia đình khác ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Chén mấy hôm nay hầu như không ăn uống gì vì chuyện con cái.
Tôi về nhỡ chúng nó... đánh tôi thì sao?
Căn phòng tạm của ông bà Quý Chén vốn đìu hiu và quạnh quẽ nay càng trở nên ảm đạm hơn sau vụ hòa giải không thành với các con gần đây. Đã gần quá trưa nhưng hai cụ vẫn chưa buồn đi chợ, nấu cơm. Ông Nguyễn Văn Quý liên tục hút thuốc lào, thỉnh thoảng lại thở dài khó nhọc. Còn bà Nguyễn Thị Chén nằm bó gối trên giường. Bà bảo, mấy ngày nay bà không ăn được cơm, chuyện gia đình làm cả hai ông bà chẳng thiết làm gì.
Bà Chén mếu máo: “Nếu mọi người mà cứ ép chúng tôi về ở với con cái thì tôi thà chết chứ nhất quyết không chịu...”.
Ông Nguyễn Văn Chén: "Nếu trói tôi đi thì tôi thà lao đầu xuống ao mà chết còn hơn".
Cả hai cụ đều bày tỏ nguyện vọng được ở lại đình làng, trông coi và thắp hương cho các Thánh. Trong trường hợp chính quyền xã thu hồi đình làng để tu sửa thì ông bà sẽ ra gầm cầu hoặc ra đồng làng ở tạm. Ông Quý cho biết, đây không phải lần đầu tiên chính quyền xã đứng ra hòa giải, nhiều lần anh Nguyễn Văn Đại (con trai thứ ba ông bà) cũng xin lỗi, thậm chí viết cam kết nhưng chỉ một được thời gian lại đối xử tệ bạc và đuổi ông bà đi. “Trước, chúng tôi còn có sức khỏe, về làm việc suốt ngày mà còn bị chúng nó mắng chửi, bây giờ già rồi chân yếu, tay mềm không làm được gì thì liệu có ở được không?” - ông Quý nói.
Điều làm ông Quý lo nhất, là khi quay về sẽ bị con cái đánh đập: “Dù con trai tôi có thay đổi nhưng liệu con dâu thì sao? Tôi về, nhỡ nó đánh hay cho thuốc chuột vào cơm ăn nước uống thì tính sao đây? Đến lúc đấy nó bảo chúng tôi bị cảm mà chết thì cũng không ai biết đấy là đâu.”.
Cũng chính vì lo sợ này mà khi chính quyền xã đề nghị xây nhà tình nghĩa cho ông bà trên mảnh đất nhà anh Nguyễn Văn Trượng (con trai cả) thì hai cụ đều gay gắt phản đối. Thứ nữa, cả hai cụ đều bày tỏ, không muốn quãng thời gian còn lại phải sống trong sự phấp phỏng, lo âu.
Chị Nguyễn Thị Thoa (con gái Út) thì lý giải thêm: “Có lẽ là do anh tôi chưa kiên trì và thật sự thành thật. Anh chị tôi chỉ xin lỗi trước sự chứng kiến của chính quyền chứ sau đó cũng không hề gặp bố mẹ để thăm hỏi hay thuyết phục. Điều này làm các cụ lo sợ và hoài nghi nên không chấp nhận...”.
Trước thông tin hai ông bà cố tình ở chùa để nhận sự giúp đỡ của khách thập phương, để tránh điều tiếng không tốt của làng xóm làng giếng, hai ngày nay ông bà Quý Chén đã từ chối tất cả sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm: “Tôi không muốn họ nghĩ chúng tôi cố tình giả nghèo khổ để lợi dụng lòng tốt... Hơn nữa, tôi sẵn sàng ra đồng nhặt rau má, đi cất tôm cá để được thoải mái về tinh thần chứ không muốn đi đâu mà bị gò bó”.
Chính quyền bối rối
Theo ông Vương Mạnh Hào, phó chủ tịch UBND xã Đồng Quang (Quốc Oai – Hà Nội), trong buổi hòa giải vừa qua chính quyền và nhiều ban ngành đoàn thể đã đưa ra nhiều phương án nhưng đều bị các cụ từ chối.
Em trai của ông Quý cũng muốn đón ông về vì ông Quý hiện vẫn là trưởng họ và có trách nhiệm quản lý hương hỏa tổ tiên. Một người cháu ruột của ông Quý cũng đưa ra đề xuất đón ông bà về ở cùng hoặc xây nhà ở cạnh đó nếu các cụ muốn. Tuy nhiên, ông Quý bà Chén đều gay gắt phản đối. Thậm chí khi một cán bộ Sở lao động thương binh xã hội trong đoàn làm việc có yêu cầu nếu như ông bà vẫn một mực không ở với ai thì bắt buộc phải áp dụng pháp luật để ông bà phải về với con cái hoặc về trung tâm bảo trợ xã hội, ông Quý khẳng định, kể cả có trói ông thì ông sẽ nhảy xuống ao mà chết chứ không về.
Ông Hào cũng khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên chính quyền xã tiến hành hòa giải. Trước đây, rất nhiều lần các ban nghành, đoàn thể đã vào cuộc thậm chí ngay bản thân con cháu ông bà cũng có đơn đề nghị chính quyền giúp đỡ vận động các cụ về ở nhưng đều thất bại.
Nói về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn khiến ông bà Quý - Chén không muốn về ở với con cái, ông Hào cho rằng: “Nguyên nhân chính là do con cái thiếu trách nhiệm và chưa làm tròn chữ hiếu với bố mẹ. 7 người con của cụ đều là những người chưa học hết bậc tiểu học, nhận thức còn hạn chế và có hoàn cảnh khó khăn. Thêm vào đó, gần 9 năm bố mẹ với con cái hầu như không đi lại làm cho tình cảm bị phai nhạt, khoảng cách ngày một lớn mà khó có thể hàn gắn ngay lập tức.”
Khi đề cập đến thông tin các cụ lo ngại bị con cái đánh đập, ngược đãi ông Hào khẳng định: “Thông tin con cái đánh đập hay bỏ bê các cụ như một số báo thông tin chưa thật sự chính xác. Trước tết vừa rồi người con thứ hai là anh Nguyễn Văn Lượng đã ra đón bố mẹ về ở cùng nhưng chỉ có ông Quý về được hai ngày rồi lại tìm lý do chuyển đi. Bản thân anh Nguyễn Văn Đại cũng nhiều lần cho vợ con xuống đón nhưng các cụ cũng không chịu. Tôi không biết mâu thuẫn giữa các cụ với con cái cụ thể ra sao, tuy nhiên chắc chắn không có chuyện con cái đánh đập hay ghè dao vào cổ như một số báo đưa tin. Ngày mùng 3 tết, chính cụ Nguyễn Văn Quý cũng lên ăn tết với anh Nguyễn Văn Đại và còn mừng tuổi cho các cháu mỗi người 20 nghìn...
Trong thời gian tới, phương án mà xã tiến hành để hòa giải vẫn là giải thích, thuyết phục tác động vào cả hai phía. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là hai cụ phải mở lòng và tha thứ cho con cái. Bố mẹ không chỉ là sợi dây đoàn kết anh em trong một gia đình mà còn là điểm tựa vững chắc cho con cháu. Hơn hết, về phần con cái cũng nên mềm mỏng và sửa chữa cách cư xử sao cho phù hợp với đạo lý làm con...”
Ông Hào nhấn mạnh, đây là một bài học đắt giá trong cách ứng xử giữa con cái với bố mẹ không chỉ đối với gia đình ông bà Quý - Chén mà còn với nhiều gia đình khác ở Việt Nam.