"Vỡ mộng Sài Thành": Dòng người lái xe hơn 350km về Cà Mau kể lại hành trình lựa chọn sau khi tiếc nuối với thực tế "ở lại không biết có sống nổi không"

Hạ Phong,
Chia sẻ

Đi xe máy hơn 20 tiếng, chở theo đồ đạc lỉnh kỉnh là tất cả số đồ còn sót lại trong phòng trọ nào vali quần áo, quạt máy, bếp ga,... Vừa nhìn qua đã biết họ đã quyết định nói lời chia tay với công cuộc đổi đời mà họ đã chọn cách đây rất nhiều năm.

Người lao động miền Tây đã làm một cuộc chia tay Sài Gòn, Bình Dương "hoành tráng" sau ngày 1/10. Họ gác lại giấc mộng đổi đời, những dự án đang làm dở, hợp đồng đáo hạn... vì lý do này hoặc lý do khác, có người đã có hơn chục năm làm thân viễn xứ ở Sài Gòn, vẫn chọn cách rời đi. Nhưng một điều mà chắc có lẽ ai cũng không ngờ tới đó là hiếm khi nghe một người dứt áo rời khỏi Sài Gòn mà... không hề nuối tiếc.

Liệu chia ly có phải là điểm bắt đầu cho một hành trình mới? Phải nghe những người viễn xứ, họ nói gì về cuộc chia tay. 

Người dân đi hơn 350km từ Sài Gòn, Bình Dương về quê nhà Cà Mau, nghe một câu mà thấy ấm lòng: "Bà con ở đây thương còn không hết chứ ai đâu mà trách" - Ảnh 1.

Người dân đi hơn 350km từ Sài Gòn, Bình Dương về quê nhà Cà Mau, nghe một câu mà thấy ấm lòng: "Bà con ở đây thương còn không hết chứ ai đâu mà trách" - Ảnh 2.

"Ở LẠI KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ SỐNG NỔI KHÔNG NỮA" 

"Do cầm cự không nổi nữa", là câu nói mà rất nhiều người xa quê đã nói sau hành trình dài hơn 350km đi xe máy từ Bình Dương, TP.HCM về Cà Mau. 

dsad - Ảnh 1.

Đi xe máy hơn 20 tiếng, chở theo đồ đạc lỉnh kỉnh là tất cả số đồ còn sót lại trong phòng trọ nào vali quần áo, quạt máy, bếp ga,... Vừa nhìn qua đã biết họ đã quyết định nói lời chia tay với công cuộc đổi đời mà họ đã chọn cách đây rất nhiều năm.

Chị T.T.K.C (1985, ngụ Tân Hưng Đông, Cà Mau) cho biết chị một mình nuôi 2 người con, cuộc sống của hai mẹ con phụ thuộc vào lương chị làm việc ở nhà máy xuất nhập khẩu, về nhà chính là phương án bất đắc dĩ mà chị C. chọn vì không còn cách nào khác. Nếu ở lại cả 3 mẹ con không cầm cự nổi đến giữa tháng 10. 

"Mình làm ở Tân Uyên, Bình Dương. Dịch lúc đầu công ty cho làm 3 tại chỗ, nghĩ vẫn làm bình thường do mình cách ly ở xưởng rồi nhưng cuối cùng công ty cho nghỉ. Lúc công ty cho nghỉ là ở Bình Dương giãn cách không đi ra ngoài được, ai ở đâu ở yên đó, không ai về nên em cũng không về được. 

Mình ở lại nhà trọ 3 tháng, trước giờ làm dành dụm bao nhiều thì mua gạo để ăn từ từ nhưng công ty cho nghỉ cũng không có lương, không cầm cự nổi nữa nên lúc nghe mở cửa, mình liều về". 

Không ai muốn về chui hết nhưng ở nhà trọ phải đóng tiền nhà, tiền ăn thì không có, con em nó cũng bệnh lên bệnh xuống, đi làm mới có tiền chữa bệnh, đồ đạc có bao nhiêu em bán hết rồi, em mới liều chứ ở lại thì em cũng không biết 3 mẹ con em sống nổi không nữa".

dsad - Ảnh 4.

CHẠY 350 CÂY SỐ, 20 TIẾNG MỚI ĐƯỢC NGỦ MỘT GIẤC NGON LÀNH NHẤT TRONG NĂM 

Như rất nhiều hoàn cảnh khác, anh R.T (1983, ngụ Quách Phẩm, Cà Mau) cũng phải vượt hơn 300 km từ Bình Dương về Cà Mau. Anh T. rời Cà Mau lên Bình Dương làm công nhân ở một xưởng gỗ đã được 5 năm. Mỗi năm anh T. về 2 lần thường là rơi vào đợt Tết hoặc lễ lớn, được công ty thưởng hậu hĩnh. 

dsad - Ảnh 3.

"Nhiều khi tôi nghĩ không biết sao tôi trụ được tới giờ hay vậy nữa. Bữa đó nghe phong toả tôi định về nhưng tiếc ngày công, ở lại công ty làm, cuối cùng công ty cũng cho nghỉ. Ở trong phòng trọ ngày nào tôi cũng gọi về vợ con, vợ nói: "Thôi anh về đi có cháo ăn cháo có rau ăn rau", ở trên này mình cũng đứt ruột.

Đi xa nhà thì đâu ai muốn, người ta nghèo, người ta khó khăn mới đi xa nhà, kiếm kế sinh nhai chứ đầy đủ thì ai đi làm gì cho cực. Định bụng làm hết năm nay, tôi dành được ít tiền cất lại cái nhà chứ nhà cũ thấy vợ con ở tội nghiệp. Nhưng đùng cái dịch tới, tiền chi này chi nọ, gửi về cho vợ nữa, ở trên này tôi hết cách rồi". 

Hiện tại anh T. đang cách ly theo quy định tại một điểm trường trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Anh T. cho biết khi về đến cổng chào, anh được lực lượng chức năng hỗ trợ về đến điểm cách ly. 

"Mấy ngày về tới Cà Mau là mấy ngày tôi ăn cơm ngon nhất, mấy tháng rồi mới ăn ngon, ngủ ngon được như vậy. Lúc đầu sợ lắm, sợ cách ly nhưng khi được hướng dẫn, được các anh chị ban ngành nhiệt tình hỗ trợ từ cơm, nước, chiếu, gối, xét nghiệm mỗi ngày tôi thấy hạnh phúc khi làm người Cà Mau!". 

"BÀ CON Ở ĐÂY THƯƠNG CÒN KHÔNG HẾT CHỨ AI ĐÂU MÀ TRÁCH" 

"Tôi nghĩ sau này coi lại mấy cái ảnh hay mấy cái video người dân mình về quê chắc nhớ lắm. Thành kỷ niệm đẹp luôn đó chứ", anh Hồ Tấn Tài (36 tuổi, ngụ Cà Mau) là một trong những mạnh thường quân hỗ trợ cơm cho các khu cách ly trong địa bàn tỉnh Cà Mau. 

Anh Tài cho biết không chỉ riêng anh mà trên khắp địa bàn tỉnh, người dân ai cũng thông cảm với dân lao động xa quê. Người dân cùng nhau hùng hạp nấu ăn gửi đến khu cách ly, mỗi người một việc với tâm thế "không một ai bị bỏ lại". 

"Người dân không ai trách cả, biết là về rồi sẽ lại đi nhưng họ cũng không trách, cơm áo gạo tiền mà có ai làm khó được đâu. Miễn là các bạn tuân thủ quy định, không làm ảnh hưởng đến công tác chống dịch của toàn tỉnh nói chung chứ ai cũng thương các bạn. Đồng hương mình với nhau mà, thương còn không hết chứ ai đâu mà trách". 

Người dân đi hơn 350km từ Sài Gòn, Bình Dương về quê nhà Cà Mau, nghe một câu mà thấy ấm lòng: "Bà con ở đây thương còn không hết chứ ai đâu mà trách" - Ảnh 8.

Sau 123 ngày (tính từ 31.5) người dân đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM ở yên tại chỗ để chống dịch, công tác phòng chống dịch của thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực, sau khi cơ quan chức năng thí điểm phục hồi kinh tế - xã hội tại quận 7, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, các tỉnh thành còn lại cũng dần được đưa về trạng thái "cẩn trọng từng bước"

Theo đó, từ 18 giờ ngày 30/9, các chốt kiểm soát đã chính thức được dỡ bỏ, từ ngày 1/10 người dân sẽ được ra đường trong bầu không khí "bình thường mới".Cũng vào thời điểm này hàng trăm nghìn người miền Tây quyết định rời khỏi Sài Gòn tạm về quê để tránh dịch.  

VỠ MỘNG GIẤC MƠ SÀI GÒN: Dòng người lái xe hơn 350km về Cà Mau kể lại hành trình chọn lựa, sau khi đối mặt với thực tế "ở lại không biết có sống nổi không" - Ảnh 8.

 

Chia sẻ