Vợ chồng học cách cãi nhau
Cãi cọ là ‘bệnh’ dễ tái phát. Chỉ trích, buộc tội nhau chỉ khiến tình cảm bị sứt mẻ trong khi rắc rối không được giải quyết.
Những gợi ý dưới đây giúp bạn biết cách tranh cãi, tổng hợp từ Sheknows:
1. Đi đúng hướng
Ngay khi bắt đầu cãi cọ, bạn cần xác định rõ nguyên nhân và bám sát vào mục tiêu đó.
2. Chuyện riêng
“Cuộc chiến” của vợ chồng bạn thì không nên phô bày cho hàng xóm biết. Vợ chồng nên đóng cửa bảo nhau. Cãi cọ cần tìm không gian riêng tư.
“Cuộc chiến” của vợ chồng bạn thì không nên phô bày cho hàng xóm biết. Vợ chồng nên đóng cửa bảo nhau. Cãi cọ cần tìm không gian riêng tư.
3. Đào sâu vấn đề
Hãy bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt. Nếu chồng bạn luôn vứt tất bẩn ở đầu giường thay vì bỏ vào chậu thì hãy cho anh ấy biết, bạn thấy khó chịu thế nào, kèm chỉ dẫn cụ thể địa điểm bỏ tất bẩn. Đừng nguyền rủa chồng.
Hãy bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt. Nếu chồng bạn luôn vứt tất bẩn ở đầu giường thay vì bỏ vào chậu thì hãy cho anh ấy biết, bạn thấy khó chịu thế nào, kèm chỉ dẫn cụ thể địa điểm bỏ tất bẩn. Đừng nguyền rủa chồng.
4. Kiểm soát tình thế
Cần sử dụng giọng nói nhẹ nhàng và một cái đầu bình tĩnh. Tránh khích bác hoặc xúc phạm người bạn đời khi “chiến tranh”. Hãy dùng những từ có tính chất xây dựng (cần chắc rằng đối phương cũng muốn nghe). Có thể dừng lại và suy nghĩ thật kỹ trước khi nói.
5. Không ‘đổ thêm dầu vào lửa’
Không được công kích chồng. Hãy trình bày cảm xúc của bạn. Xưng hô thiếu tôn trọng, chửi rủa và những hành vi xấu khác cần tuyệt đối tránh.
6. Tập trung vào hiện tại
Những vấn đề của năm ngoái thì không cần khơi lại. Hãy vạch rõ giới hạn của vấn đề chính. Như thế, bạn không bị lạc vào danh sách những chuyện bực bội từ thủa nào.
7. Tôn trọng cảm xúc của nhau
Dù bạn ghét khi chồng im lặng trong khi mình “độc thoại” thì bạn cũng đừng bắt anh ấy phải hành xử thế này, thế kia. Hãy để cảm xúc của anh ấy được bộc lộ tự nhiên.
8. Biết thỏa hiệp
Nên thỏa hiệp khi “chiến tranh” dai dẳng hoặc khi bạn nhận thấy chồng đã mất kiểm soát.
9. Giới hạn thời gian
Có thể bàn bạc để cả hai nghỉ ngơi trước khi tiếp tục tranh luận. Nhưng đừng để cuộc cãi cọ trở thành dĩ vãng. 10-15 phút nghỉ ngơi có thể hồi phục lại cảm xúc và đánh giá của cả hai.
10. Kết thúc vui vẻ
Một cái ôm, một lời nói ngọt ngào: “Em (anh) xin lỗi” hoặc một nụ cười có thể dùng để kết thúc cãi cọ.
Những vấn đề của năm ngoái thì không cần khơi lại. Hãy vạch rõ giới hạn của vấn đề chính. Như thế, bạn không bị lạc vào danh sách những chuyện bực bội từ thủa nào.
7. Tôn trọng cảm xúc của nhau
Dù bạn ghét khi chồng im lặng trong khi mình “độc thoại” thì bạn cũng đừng bắt anh ấy phải hành xử thế này, thế kia. Hãy để cảm xúc của anh ấy được bộc lộ tự nhiên.
8. Biết thỏa hiệp
Nên thỏa hiệp khi “chiến tranh” dai dẳng hoặc khi bạn nhận thấy chồng đã mất kiểm soát.
9. Giới hạn thời gian
Có thể bàn bạc để cả hai nghỉ ngơi trước khi tiếp tục tranh luận. Nhưng đừng để cuộc cãi cọ trở thành dĩ vãng. 10-15 phút nghỉ ngơi có thể hồi phục lại cảm xúc và đánh giá của cả hai.
10. Kết thúc vui vẻ
Một cái ôm, một lời nói ngọt ngào: “Em (anh) xin lỗi” hoặc một nụ cười có thể dùng để kết thúc cãi cọ.
Theo Me&be